Băng phiến là gì? là câu hỏi thường gặp trong đời sống vì loại hóa chất này được rất nhiều gia đình sử dụng bởi tác dụng và lợi ích mà nó mang lại trong việc khử mùi và xua đuổi côn trùng. Thế nhưng, việc sử dụng sai cách cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí gây ngộ độc. Bài viết này của GUVI sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về băng phiến cũng như tổng hợp một số thông tin hữu ích về công dụng cũng như cách sử dụng băng phiến không gây ngộ độc.
Băng phiến (long não) là một hidrocacbon tồn tại ở thể rắn có màu trắng hoặc nhiều màu, vị đắng và mùi hắc vô cùng đặc trưng. Băng phiến có thành phần hóa học từ Naphthalene hoặc Diclobenzen. Trong đó, Naphthalene là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất. Diclobenzen ít độc hại hơn nhưng vì chi phí sản xuất khá cao so với Naphthalene nên không được phổ biến bằng.
Theo Đông y, băng phiến có vị cay đắng, tính hơi hàn; vào các kinh tâm, phế và tỳ. Có tác dụng chỉ thống, thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, tịch uế, làm tan màng mộng ở mắt.
Có tác dụng trị động kinh, trúng phong cấm khuẩn, đau mắt, sốt cao gây bất tỉnh, hôn mê kéo đờm, ngực bụng lạnh đau. Liều dùng: 5 ly – 1 phân (0,2 – 0,4g). Thường dùng làm thuốc hoàn và thuốc bột. Dùng ngoài: lấy lượng vừa đủ để điểm hoặc bôi vào chỗ đau.
Tác dụng của băng phiến theo Y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn: Băng phiến còn được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh ngoài da, tụ cầu khuẩn, song cầu phế viêm, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng.
Tác dụng dục sản: Loại hóa chất đặc biệt này còn có tác dụng dục sản trên chuột nhắt có thai giữa kỳ và cuối kỳ.
Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi: Bên cạnh đó, băng phiến có khả năng giảm đau và kích thích nhẹ đối với dây thần kinh cảm giác ngoại vi.
Chỉ cần cho 1 hoặc 2 viên băng phiến hoặc băng phiến nghiền nhỏ rồi cho vào lưới, đặt ở những nơi chuột hay lui tới. Mùi của băng phiến sẽ lan tỏa từ từ khiến lũ chuột sợ hãi.
Theo bản năng, chúng sẽ tự động rời đi mà không cần phải làm thêm gì. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bạn cần chú ý đến những khu vực hay bị chuột lui tới. Điều này sẽ giúp tránh trường hợp chuột vẫn bỏ đi nhưng lại chạy sang khu vực khác trong nhà.
Kết hợp bạc hà và băng phiến
Bạc hà được biết đến là một loại thảo mộc có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng như muỗi, kiến, chuột, gián,…
Theo nghiên cứu khoa học, tinh dầu bạc hà có trong cây bạc hà do tính chất cay nồng nên côn trùng khi gặp phải sẽ cảm thấy khó thở và di chuyển đến nơi khác bởi mùi hương này. Dùng băng phiến như bình thường sau đó nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu bạc hà vào băng phiến và đặt chúng ở nơi chuột thường xuyên xuất hiện.
Kết hợp giấm loãng và băng phiến
Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm là một chất khử mùi hiệu quả. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với băng phiến, giấm sẽ kiềm hóa một phần độc tính của nó. Điều này làm giảm nguy cơ ngộ độc ở người.
Băng phiến khi kết hợp với giấm tạo ra mùi hắc, khó chịu với chuột và côn trùng. Nghiền nhỏ băng phiến ,sau đó thêm giấm và trộn hỗn hợp để mùi hương tỏa đi tốt hơn. Cuối cùng, đặt hỗn hợp gần chúng.
Lưu ý: Tuyệt đối không đặt băng phiến ở khu vực tủ bếp có nhiều thức ăn. Chuột và côn trùng có thể vô tình mang theo một lượng băng phiến vào thức ăn khi chúng di chuyển. Điều này khiến chúng ta có nguy cơ nuốt phải và gây ngộ độc.
Cách sử dụng băng phiến không gây ngộ độc?
Nguy hại sử dụng băng phiến bị ngộ độc
Băng phiến gây ngộ độc cấp tính, nếu vô tình nuốt hoặc hít phải quá nhiều băng phiến trong không gian kín, không có không khí và thông gió kém thì rất dễ bị ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vì khi sử dụng quần áo mới lấy ra khỏi tủ có dính hóa chất này, độc tố sẽ bám vào quần áo rất lâu. Một phần băng phiến có thể được hấp thụ trực tiếp qua da và gây độc cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, băng phiến còn dẫn đến ngộ độc mãn tính khi hít phải ở dạng hơi trong thời gian dài.
Hiện tại, băng phiến vẫn còn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do giá thành rẻ, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu u, loại này gần như không còn sử dụng vì độc tính cao.
Cách sử dụng băng phiến đúng cách
Vì là sản phẩm có độc tính nên cần sử dụng loại hóa chất này đúng cách để tránh bị ngộ độc:
Hạn chế sử dụng ở những nơi kém thoáng gió. Khi dùng trong tủ kín, chỉ dùng 1-2 viên và thao tác nhanh khi mở tủ để tránh hít phải hơi độc của băng phiến.
Không sử dụng băng phiến để khử mùi phòng ngủ, nhà vệ sinh hay không gian sống vì băng phiến bay hơi và tăng nồng độ trong không khí. Nếu hít thường xuyên có thể dẫn đến ngộ độc.
Băng phiến có mùi hắc, vị ngọt, hình dạng giống viên kẹo nên dễ khiến trẻ em nhầm lẫn. Nếu nuốt phải có thể bị ngộ độc vô cùng nguy hiểm. Do đó, sản phẩm này phải được để xa tầm tay trẻ em.
Nếu để băng phiến trong tủ quần áo, sau khi lấy ra khỏi tủ, nên phơi quần áo dưới nắng để loại bỏ chất độc từ băng phiến, đặc biệt là quần áo trẻ em, vì băng phiến có thể lưu mùi lâu và thấm qua da.
Nếu có thể, hãy chọn sản phẩm chứa Diclobenzene để giảm độc và tăng tính an toàn khi sử dụng.
Cách xử lý khi bị ngộ độc băng phiến
Xử lý cấp cứu
Để xử lý ngộ độc băng phiến tại nhà, bạn cần nhanh chóng súc sạch hóa chất ra khỏi miệng nếu nuốt phải, hoặc rửa mắt bằng nhiều nước sạch nếu băng phiến dính trực tiếp vào mắt. Trường hợp ngộ độc qua da phải rửa ngay bằng xà phòng và rửa kỹ bằng nước sạch. Sau khi thực hiện các thao tác cấp cứu cơ bản, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ tiếp tục xử lý tình trạng ngộ độc.
Khi cấp cứu tại bệnh viện, rửa dạ dày sẽ không hiệu quả vì băng phiến hấp thu rất nhanh. Trường hợp nuốt phải băng phiến có chứa Naphthalene, nên sử dụng than hoạt tính liều cao vì chúng có đặc tính ngăn cơ thể hấp thụ chất độc vào cơ thể.
Lưu ý rằng bệnh nhân không nên uống sữa và thức ăn chứa chất béo. Truyền hồng cầu lắng là biện pháp cần thiết đối với trẻ sơ sinh bị thiếu máu nặng. Nếu có triệu chứng về methemoglobin trong máu với mức độ trên 30%, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc Blue de Methylene để nhanh chóng loại bỏ chất độc của băng phiến.
Theo dõi tình trạng điều trị
Sau khi cấp cứu, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và loại băng phiến bị ngộ độc, sẽ có phương án theo dõi phù hợp. Đối với bệnh nhân bị co giật cần được theo dõi di chứng vài ngày, sau đó được cho xuất viện và theo dõi tại nhà.
Những bệnh nhân nuốt phải băng phiến có chứa Naphthalene và không có biểu hiện Methemoglobin máu hay thiếu máu tán huyết, tiến hành xét nghiệm lại cho bệnh nhân sau 48 giờ. Nếu bệnh nhân cần xuất viện sớm, cần hướng dẫn người nhà tiếp tục theo dõi các triệu chứng để đưa đến bệnh viện ngay nếu các triệu chứng nặng hơn.
Một số câu hỏi thường gặp
Băng phiến có tan trong nước không?
Băng phiến có đặc tính không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ, dễ hòa tan trong carbon disulfide, chloroform hoặc ether, hơi hòa tan trong ethanol hoặc metanol.
Ngửi mùi băng phiến có độc không?
Băng phiến được sản xuất từ naphtalen lấy trong than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Loại hóa chất này dễ gây ngộ độc cấp, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cao.
Mua băng phiến ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán băng phiến trên thị trường thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín. Để mua được sản phẩm chất lượng thì nên mua ở những cơ sở uy tín chất lượng, những nơi được người tiêu dùng đánh giá cao. Lựa chọn tốt nhất là để mua loại hóa chất này là nên chọn siêu thị hoặc các cửa hàng uy tín.
GUVI hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về câu hỏi Băng phiến là gì?. Có thể thấy tác dụng của băng phiến (long não) trong đời sống, biết sử dụng chúng đúng cách. Hơn hết, hãy giữ gìn môi trường sống gọn gàng sạch sẽ để tránh lũ chuột và các loại côn trùng xuất hiện trong ngôi nhà bạn. Theo dõi website của giúp việc theo giờ GUVI để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích sắp tới nhé.
Băng Phiến Là Gì? Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Băng Phiến
Băng phiến là gì? là câu hỏi thường gặp trong đời sống vì loại hóa chất này được rất nhiều gia đình sử dụng bởi tác dụng và lợi ích mà nó mang lại trong việc khử mùi và xua đuổi côn trùng. Thế nhưng, việc sử dụng sai cách cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí gây ngộ độc. Bài viết này của GUVI sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về băng phiến cũng như tổng hợp một số thông tin hữu ích về công dụng cũng như cách sử dụng băng phiến không gây ngộ độc.
Mục lục
Băng phiến là gì?
Băng phiến (long não) là một hidrocacbon tồn tại ở thể rắn có màu trắng hoặc nhiều màu, vị đắng và mùi hắc vô cùng đặc trưng. Băng phiến có thành phần hóa học từ Naphthalene hoặc Diclobenzen. Trong đó, Naphthalene là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất. Diclobenzen ít độc hại hơn nhưng vì chi phí sản xuất khá cao so với Naphthalene nên không được phổ biến bằng.
Xem thêm: Bị Gián Cắn Có Sao Không?
Băng phiến có tác dụng gì trong y học?
Tác dụng của băng phiến theo Đông Y
Theo Đông y, băng phiến có vị cay đắng, tính hơi hàn; vào các kinh tâm, phế và tỳ. Có tác dụng chỉ thống, thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, tịch uế, làm tan màng mộng ở mắt.
Có tác dụng trị động kinh, trúng phong cấm khuẩn, đau mắt, sốt cao gây bất tỉnh, hôn mê kéo đờm, ngực bụng lạnh đau. Liều dùng: 5 ly – 1 phân (0,2 – 0,4g). Thường dùng làm thuốc hoàn và thuốc bột. Dùng ngoài: lấy lượng vừa đủ để điểm hoặc bôi vào chỗ đau.
Tác dụng của băng phiến theo Y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn: Băng phiến còn được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh ngoài da, tụ cầu khuẩn, song cầu phế viêm, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng.
Tác dụng dục sản: Loại hóa chất đặc biệt này còn có tác dụng dục sản trên chuột nhắt có thai giữa kỳ và cuối kỳ.
Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi: Bên cạnh đó, băng phiến có khả năng giảm đau và kích thích nhẹ đối với dây thần kinh cảm giác ngoại vi.
Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Bị Chuột Cắn
Cách dùng băng phiến đuổi chuột, côn trùng
Dùng trực tiếp băng phiến
Chỉ cần cho 1 hoặc 2 viên băng phiến hoặc băng phiến nghiền nhỏ rồi cho vào lưới, đặt ở những nơi chuột hay lui tới. Mùi của băng phiến sẽ lan tỏa từ từ khiến lũ chuột sợ hãi.
Theo bản năng, chúng sẽ tự động rời đi mà không cần phải làm thêm gì. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bạn cần chú ý đến những khu vực hay bị chuột lui tới. Điều này sẽ giúp tránh trường hợp chuột vẫn bỏ đi nhưng lại chạy sang khu vực khác trong nhà.
Kết hợp bạc hà và băng phiến
Bạc hà được biết đến là một loại thảo mộc có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng như muỗi, kiến, chuột, gián,…
Theo nghiên cứu khoa học, tinh dầu bạc hà có trong cây bạc hà do tính chất cay nồng nên côn trùng khi gặp phải sẽ cảm thấy khó thở và di chuyển đến nơi khác bởi mùi hương này. Dùng băng phiến như bình thường sau đó nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu bạc hà vào băng phiến và đặt chúng ở nơi chuột thường xuyên xuất hiện.
Kết hợp giấm loãng và băng phiến
Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm là một chất khử mùi hiệu quả. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với băng phiến, giấm sẽ kiềm hóa một phần độc tính của nó. Điều này làm giảm nguy cơ ngộ độc ở người.
Băng phiến khi kết hợp với giấm tạo ra mùi hắc, khó chịu với chuột và côn trùng. Nghiền nhỏ băng phiến ,sau đó thêm giấm và trộn hỗn hợp để mùi hương tỏa đi tốt hơn. Cuối cùng, đặt hỗn hợp gần chúng.
Lưu ý: Tuyệt đối không đặt băng phiến ở khu vực tủ bếp có nhiều thức ăn. Chuột và côn trùng có thể vô tình mang theo một lượng băng phiến vào thức ăn khi chúng di chuyển. Điều này khiến chúng ta có nguy cơ nuốt phải và gây ngộ độc.
Cách sử dụng băng phiến không gây ngộ độc?
Nguy hại sử dụng băng phiến bị ngộ độc
Băng phiến gây ngộ độc cấp tính, nếu vô tình nuốt hoặc hít phải quá nhiều băng phiến trong không gian kín, không có không khí và thông gió kém thì rất dễ bị ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vì khi sử dụng quần áo mới lấy ra khỏi tủ có dính hóa chất này, độc tố sẽ bám vào quần áo rất lâu. Một phần băng phiến có thể được hấp thụ trực tiếp qua da và gây độc cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, băng phiến còn dẫn đến ngộ độc mãn tính khi hít phải ở dạng hơi trong thời gian dài.
Hiện tại, băng phiến vẫn còn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do giá thành rẻ, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu u, loại này gần như không còn sử dụng vì độc tính cao.
Cách sử dụng băng phiến đúng cách
Vì là sản phẩm có độc tính nên cần sử dụng loại hóa chất này đúng cách để tránh bị ngộ độc:
Cách xử lý khi bị ngộ độc băng phiến
Xử lý cấp cứu
Để xử lý ngộ độc băng phiến tại nhà, bạn cần nhanh chóng súc sạch hóa chất ra khỏi miệng nếu nuốt phải, hoặc rửa mắt bằng nhiều nước sạch nếu băng phiến dính trực tiếp vào mắt. Trường hợp ngộ độc qua da phải rửa ngay bằng xà phòng và rửa kỹ bằng nước sạch. Sau khi thực hiện các thao tác cấp cứu cơ bản, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ tiếp tục xử lý tình trạng ngộ độc.
Khi cấp cứu tại bệnh viện, rửa dạ dày sẽ không hiệu quả vì băng phiến hấp thu rất nhanh. Trường hợp nuốt phải băng phiến có chứa Naphthalene, nên sử dụng than hoạt tính liều cao vì chúng có đặc tính ngăn cơ thể hấp thụ chất độc vào cơ thể.
Lưu ý rằng bệnh nhân không nên uống sữa và thức ăn chứa chất béo. Truyền hồng cầu lắng là biện pháp cần thiết đối với trẻ sơ sinh bị thiếu máu nặng. Nếu có triệu chứng về methemoglobin trong máu với mức độ trên 30%, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc Blue de Methylene để nhanh chóng loại bỏ chất độc của băng phiến.
Theo dõi tình trạng điều trị
Sau khi cấp cứu, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và loại băng phiến bị ngộ độc, sẽ có phương án theo dõi phù hợp. Đối với bệnh nhân bị co giật cần được theo dõi di chứng vài ngày, sau đó được cho xuất viện và theo dõi tại nhà.
Những bệnh nhân nuốt phải băng phiến có chứa Naphthalene và không có biểu hiện Methemoglobin máu hay thiếu máu tán huyết, tiến hành xét nghiệm lại cho bệnh nhân sau 48 giờ. Nếu bệnh nhân cần xuất viện sớm, cần hướng dẫn người nhà tiếp tục theo dõi các triệu chứng để đưa đến bệnh viện ngay nếu các triệu chứng nặng hơn.
Một số câu hỏi thường gặp
Băng phiến có tan trong nước không?
Băng phiến có đặc tính không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ, dễ hòa tan trong carbon disulfide, chloroform hoặc ether, hơi hòa tan trong ethanol hoặc metanol.
Ngửi mùi băng phiến có độc không?
Băng phiến được sản xuất từ naphtalen lấy trong than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Loại hóa chất này dễ gây ngộ độc cấp, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cao.
Mua băng phiến ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán băng phiến trên thị trường thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín. Để mua được sản phẩm chất lượng thì nên mua ở những cơ sở uy tín chất lượng, những nơi được người tiêu dùng đánh giá cao. Lựa chọn tốt nhất là để mua loại hóa chất này là nên chọn siêu thị hoặc các cửa hàng uy tín.
GUVI hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về câu hỏi Băng phiến là gì?. Có thể thấy tác dụng của băng phiến (long não) trong đời sống, biết sử dụng chúng đúng cách. Hơn hết, hãy giữ gìn môi trường sống gọn gàng sạch sẽ để tránh lũ chuột và các loại côn trùng xuất hiện trong ngôi nhà bạn. Theo dõi website của giúp việc theo giờ GUVI để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích sắp tới nhé.
Chủ Đề