Lúc gián bay trúng vào người, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chứ Guvi cũng rất ám ảnh khi nhìn sinh vật 6 chân này, bò rồi bay nhảy lung tung trong nhà mình.
Không những như thế, nhiều người còn bị “Tiểu Cường” cắn trúng. Vậy khi bị gián cắn trúng có mắc bệnh gì hông? Phải điều trị vết thương như thế nào? Hãy cùng Guvi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau đây.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Mục lục
1. Tác hại của gián
Loại gián phổ biến nhất mà chúng ta hay gặp phải là gián Mỹ. Chúng ta hay gọi nôm na là “Tiểu Cường”. Gián rất phàm ăn và ăn tạp, chúng hầu như có thể ăn được mọi thứ trong nhà của bạn. Đồ sống đến đồ chín, từ cứng tới mềm, miễn chúng lấp đầy hệ tiêu hóa thì thôi.
Gián thì ít khi cắn người, khi trong nhà không còn đồ ăn gì để chúng no bụng thì việc cắn bạn để đỡ đói thì có thể xảy ra. Miễn gián no thì chúng không chừa gì hết.
2. Bị gián cắn có sao không nhỉ?
Theo wikipedia thì gián là loài sinh vật sống trong môi trường ẩm ướt cụ thể như: ống cống, bãi rác, thậm chí những không gian mà chúng ta khó dọn nhất…, việc chúng có trong người hàng ngàn loại vi khuẩn gây hại là điều không thể tránh khỏi. Bị gián cắn có sao không nhỉ?
Gián sẽ cắn mọi nơi trên cơ thể bạn. Dù chúng không gây bệnh cho người nhưng chúng lại là bên trung gian truyền bệnh. Gây ra 1 số bệnh như: kiết lị, tiêu chảy, dịch tả,… Ngoài ra thì 1 số bệnh lại có thể liên quan tới đường hô hấp hay viêm da.
So với loài côn trùng khác là muỗi thì gián vẫn là ít đụng người hơn. Một khi bị gián cắn thì khiến bạn phải ra y tế để theo dõi đấy.
3. Bị gián cắn thì phải làm sao?
Gián hay thích đụng chạm ở những chỗ như vùng da trên cánh tay, cụ thể như: các đầu ngón tay, vùng khuỷu tay, hay là mu bàn tay,… Chúng cắn người lớn lẫn trẻ em, đúng là “Trẻ không tha, già không bỏ”. Vết cắn của gián có thể làm da chúng ta sưng tấy, nổi đỏ, đau rát. Vết thương có thể dẫn đến sẹo nhưng nếu nhẹ bạn hãy sơ cứu trước tại nhà nhé.
Hãy đến với cách xử lý thông dụng khi bị gián cắn.
- Rửa thật sạch vết thương với xà phòng.
- Chườm đá lạnh vết thương nếu có biểu hiện sưng tấy hoặc nổi mẩn lan tỏa xung quanh.
- Bôi thêm thuốc sát trùng để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
- Trong trường hợp tình trạng ngày càng chuyển biến nặng, bạn làm những cách trên mà không hiệu quả. Bạn hãy ra trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để có thể điều trị kịp thời.
4. Biện pháp phòng chống gián trong nhà
Thực tế thì gián chỉ manh động khi chúng ta không để ý tới chúng mà thôi. Chúng hành động khi chúng ta đang ngủ, lúc đó chúng ta sẽ bị gián cắn mà không hề biết.
Có những cách mà chúng ta có thể ngủ ngon mà không bị làm phiền thì bạn hãy áp dụng những biện pháp này nhé.
4.1. Hạn chế để thừa lương thực
Làm gì thì làm, ăn gì thì ăn mà nhớ đừng chừa lại đồ ăn nhé. Bạn có thể cất gọn vào trong tủ lạnh, tránh để những thực phẩm ở ngoài bếp. Để đồ ăn ở bếp mà không cất khác nào dẫn gián tới cắn bản thân.
Bạn cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ căn bếp của mình, khi bếp không còn giá trị lợi dụng chúng sẽ tìm môi trường khác để đảm bảo chiếc bụng mình không bị đói. Ngoài bếp ra thì cũng phải chú phòng ngủ nữa nhé. Chỉ cần bạn giữ gọn gàng cho căn nhà thì bạn sẽ không phải lên tìm bài viết như là “bị gián cắn có sao không?” hay “làm thế nào khi bị gián cắn”.
4.2. Kiểm tra nguồn nước
Gián rất khỏe trong việc nhịn ăn, chúng có thể không ăn trong vòng 1 tháng nhưng không thể thiếu nước trong mấy ngày. Thế nên, hãy kiểm tra mọi ngóc ngách ống nước đang bị rò rỉ trong nhà bạn. Kiểm tra những chỗ rửa có bị đọng nước hay không, lau khô mọi nơi ẩm ướt.
Lúc không có nước gián sẽ chết khát trước khi có đồ ăn lấp chiếc bụng đói của mình.
4.3. Dùng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài ra sợ đói, sợ khát thì gián rất sợ các mùi tự nhiên khác
- Các loại vỏ của trái cây có múi: bưởi, cam, chanh, quýt, tắc,…
- Các loại cây tự nhiên: nguyệt quế, hương thảo, kinh giới,… Bạn chỉ cần vò nát rồi lấy nước lau những khu vực gián có thể ẩn nấp chờ cơ hội tấn công bạn.
4.4. Dùng thuốc xịt gián
So với việc dùng hương đồng cỏ nội thì cũng chưa thể triệt để được lũ gián. Ta cần có những biện pháp răn đe hơn nữa thì chúng mới sợ. Biện pháp Guvi nói đến là thuốc xịt côn trùng.
Chắc hẳn có nhiều bạn sẽ cảm thấy mùi thuốc xịt rất nồng và không thơm dịu. Mùi thơm thì bây giờ các hãng cũng đã cho ra nhiều dòng có mùi hương tự nhiên, không còn mùi khó chịu nữa.
Bạn chỉ cần đi vài đường xịt, là gián không còn cửa nào để đi và về nữa đâu. Mà đừng xịt nhiều quá nhé, không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn lắm đâu. Trong mỗi chai thuốc xịt đều chứa chất gây hại sức khỏe cho người đấy.
Lời kết
Gián là nỗi khiếp sợ đúng không nào, không thể tưởng tượng nó có quá nhiều năng lực mà chúng ta ám ảnh. Nhưng qua bài viết “Bị gián cắn có sao không? Và cách xử lý như thế nào?“, chúng ta đã tìm ra những nguyên nhân, cách phòng trừ, ngăn chặn hơn đúng không nè. Để bảo vệ bản thân cũng như gia đình hãy quan tâm giữ gìn vệ sinh thật sạch nhen.
>>> Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Cách đuổi chuột trong xe máy nhanh chóng nhất
- Chuột cắn có sao không và cách xử lý vết thương như thế nào?
- Mẹo đuổi chuột trên trần nhà hiệu quả, an toàn
Để lại một phản hồi