13+ Cách Tiết Kiệm Nước Mà Bạn Nên Bỏ Túi

13+ Cách Tiết Kiệm Nước Mà Bạn Nên Bỏ Túi
Chia sẻ

Có thể nói nước là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế hãy học cách tiết kiệm nước, không được lãng phí bởi nó không chỉ giúp giảm chi tiêu trong nhà hằng tháng mà còn ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm. Bài viết dưới đây Guvi sẽ gợi ý cho bạn các mẹo tiết kiệm nước mà bạn nên áp dụng ngay lập tức!

1. Lý do chúng ta nên tiết kiệm nước

Nước đóng vai trò quan trọng đối với con người và sinh vật sinh sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay thì nước biển ngày càng dâng cao, nguồn nước ngọt bị khan hiếm, tình trạng nguồn nước sạch bị ô nhiễm đang tăng dần. Do vậy, tiết kiệm nước là một việc cấp thiết chúng ta cần phải làm ngay cả ở những nơi dồi dào nguồn nước. Bởi điều này giúp bảo vệ nguồn nước ngầm và phòng ngừa tình trạng ô nhiễm nước.

Theo các phân tích chuyên sâu cho thấy từ nay đến năm 2050 sẽ có đến khoảng khoảng 70% dân số trên thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. Ngoài ra, chất lượng lượng nước kém sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con người và thiếu lương thực.

Hãy học thói quen tiết kiệm nước ngay từ hôm nay nhé!

2. Các cách tiết kiệm nước mà bạn nên bỏ túi

2.1. Tắt nước khi không cần thiết

Bạn hãy tắt nước khi không sử dụng đến nhé. Chẳng hạn như nhiều người có thói quen vừa đánh răng vừa xả nước, điều này làm lãng phí một lượng nước rất lớn và nó không cần thiết. Do vậy, bạn chỉ cần nhúng ướt bàn chải sau đó tắt nước rồi bắt đầu đánh răng.

Một ví dụ khác như vừa rửa tay bọt xà phòng vừa xả nước, điều này sẽ làm tốn một lượng nước sạch. Điều này hay diễn ra ở các bạn trẻ nhỏ, cho nên bạn cũng nên dành thời gian hướng dẫn các bé nhen.

2.2. Xả nước bồn cầu đúng mục đích

Xả nước bồn cầu đúng mục đích

Bạn không nên sử dụng bồn cầu không đúng mục đích. Mỗi lần xả nước chỉ một mảnh giấy ăn nhỏ, mẫu rác bé tí teo bạn đã lãng phí vài lít nước rồi đấy.

Vì thế, cách tiết kiệm nước trong gia đình hiệu quả đó là bạn cần phải cân nhắc mỗi khi nhấn gạt nước. Thay vì vứt chúng vào bồn cầu để xả nước, bạn có thể vứt chúng vào thùng rác để tránh lãng phí nước nhé.

2.3. Kiểm tra bồn cầu có bị rò rỉ nước hay không?

Kiểm tra bồn cầu

Một trong những nguyên nhân gây hao tổn một khối nước lớn đó là do bồn cầu bị rò rỉ. Theo như thống kê, lượng nước bị rò rỉ ra bên ngoài chiếm hơn 10% hóa đơn tiền nước một tháng của gia đình đấy.

Do vậy, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên bồn cầu nhà mình có đang gặp vấn đề hay không bằng cách pha màu trên bồn nước toilet bằng vài giọt màu thực phẩm.

Xem thêm: 4 Cách sửa bồn cầu bị rỉ nước

2.4. Sử dụng vòi hoa sen thông minh 

Bạn có thể sử dụng vòi hoa sen thông minh để lắp cho phòng tắm nhà bạn, các thiết bị vòi hoa sen kiểu mới sẽ tiết kiệm được một lượng nước nhiều hơn vòi hoa sen kiểu cũ.

Bên cạnh đó, để giảm nước tiêu thụ, nếu được bạn hãy giảm thời gian tắm của mình xuống, tránh lãng phí nước không cần thiết. Đây cũng là cách tiết kiệm nước hiệu quả nhen.

Chỉ những cách đơn giản này, bạn đã tiết kiệm được hơn 30% tổng lượng nước sinh hoạt cho việc tắm rửa.

2.5. Hạn chế rửa dưới vòi nước đang chảy

Bạn nên hứng sẵn nước sạch vào một chậu nước sau đó dùng để rửa bát, rửa rau hay chà rửa đồ vật, hạn chế rửa chúng dưới vòi nước đang chảy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng nước trong chậu để tưới cây, lau nhà hay cọ rửa.

Trường hợp cần phải rửa trực tiếp dưới vòi nước, bạn nên xả nước nhỏ đủ dùng, tránh tình trạng xả nước mạnh gây lãng phí nước trầm trọng nhé.

2.6. Chỉ sử dụng máy giặt tự động khi có nhiều quần áo

tiết kiệm nước với máy giặt

Máy giặt tự động tiêu hao từ 100-300 lít nước mỗi chu kỳ giặt, do vậy bạn chỉ nên sử dụng máy giặt khi có đầy quần áo và giặt tay khi có không có quá nhiều đồ cần giặt.

2.7. Tưới cây vào buổi sáng hoặc chiều tối

Việc tưới cây vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều tối cũng sẽ giúp giảm lượng nước thất thoát cho bay hơi. Đây cũng là một cách để bạn đuổi những động vật gây hại cho vườn như chuột hay ốc sên nữa đấy nha.

Ngoài ra, bạn cũng hạn chế tưới cây dưới trời gió mạnh vì gió sẽ thổi tạt các tia nước ra bên ngoài không trực tiếp vào cây.

2.8. Chỉ tưới bãi cỏ khi thật sự cần thiết

tưới bãi cỏ khi thật sự cần thiết

Bạn không nên tưới nước bãi cỏ trên sân thường xuyên. Bởi thời tiết mát mẻ hay trời mưa sẽ làm giảm nhu cầu tưới nước.

Bạn có thể kiểm tra bãi cỏ trước khi tưới bằng cách di chuyển bàn chân qua lớp cỏ nếu chúng quay trở lại như trạng thái ban đầu thì lúc này bạn không cần tưới nước đâu nhé.

2.9. Bổ sung chất hữu cơ cho cây

Bạn bổ sung chất hữu cơ cho cây bằng cách bón phân hữu cơ, điều này giúp tăng khả năng giữ nước và thẩm thấu của đất.

Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt một công tơ cho vòi nước để kiểm soát lượng nước cần thiết để tưới cho cây.

Đối với những cây cảnh và cây bụi, cần hạn chế tưới nhiều nước vì sẽ làm sức đề kháng của cây bị giảm đi và gây ra hiện tượng bệnh vàng lá.

2.10. Trồng cây có khả năng chịu hạn cao

Trồng những cây có khả năng chịu hạn cao sẽ giúp bạn giảm lượng nước cần tưới lại vì chúng có thể phát triển tốt mà không cần quá nhiều nước.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế các luống cây bao quanh vườn thân thảo lâu năm bằng các loài cây địa phương vì chúng cần ít nước hơn và có khả năng kháng sâu bệnh gây hại cho cây. Có thể kể đến một số cây chịu hạn tốt như xương rồng, sen đá, phát tài, kim tiền,…

2.11. Hạn chế rửa xe, sân nhà bằng vòi phun nước

rửa xe, sân nhà bằng vòi phun nước

Việc sử dụng vòi phun nước để rửa xe hay sân sẽ gây ra hiện tượng lãng phí nước rất lớn. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị một chậu nước để lau xe, rửa sân và chỉ dùng vòi phun nước để tráng xe, sân.

2.12. Đặt một chai nhựa hoặc phao nổi vào trong ngăn xả bồn cầu

Đây là một trong những cách tiết kiệm nước xả bồn cầu khá hiệu quả đó nha. Bạn có thể đặt chai nhựa vào ngăn chứa nước của bồn, để cách xa hệ thống vận hành.

Để chai không trôi nổi trong bồn, bạn nên để một cục đá/lớp cát vào trong mỗi chai sau đó đổ nước vào đầy chai rồi vặn chặt nút. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm được hơn 40 lít nước mỗi ngày đấy.

2.13. Sử dụng nước một cách hợp lý

Bạn nên có kế hoạch sử dụng nước hợp lý để không lãng phí nước, chỉ lấy một lượng nước đủ dùng cho sinh hoạt, nấu ăn. Hoặc một số ví dụ tình huống tiết kiệm nước như:

  • Sau khi vo gạo bạn hãy tận dụng nước để tưới cây, rửa trái cây,… rất tốt nhen
  • Nước lau sàn sau khi sử dụng xong, bạn hãy đổ vào phòng tắm để lau chùi hoặc đổ nước ngoài sân để chống khói bụi, vừa tạo mùi hương.
  • Ngoài ra, bạn có thể tận dụng chậu, thau hứng nước mưa để rửa sân nhà, tưới cây trồng

2.14. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước

Một cách tiết kiệm nước sinh hoạt khác mà Guvi muốn gợi ý cho bạn đó là bạn nên sử dụng các thiết bị 4.0 có khả năng tiết kiệm nước như bồn rửa tích hợp bồn cầu, vòi rửa cảm biến, vòi sen thông minh,…

Xem thêm:

3. Lời kết 

Guvi hy vọng rằng với hơn 13 cách tiết kiệm nước trong gia đình mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết trên, bạn sẽ không còn “NHỨC ĐẦU” với hóa đơn tiền nước ngày càng tăng nữa. Hãy áp dụng những tips hữu ích này ngay hôm nay. Bên cạnh đó, bạn có thể thuê giúp việc theo giờ của Guvi để dọn nhà nhé!


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*