Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều loại mũ với kiểu dáng thiết kế đa dạng. Nhưng chất liệu thì không phải loại mũ nào cũng đảm bảo chất lượng an toàn. Vì vậy, bạn hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn mũ bảo hiểm tốt cho bản thân khi điều khiển xe máy. Sau đây, hãy để Guvi gợi ý cho bạn các loại mũ bảo hiểm đẹp, an toàn, giá tốt nhất hiện nay nhé!
1. Cấu tạo mũ bảo hiểm
Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm gồm 3 phần chính đó là: lớp vỏ bên ngoài, lớp đệm bên trong và một số phụ kiện khác như: quai đeo, kính chắn bụi, gió,… Cụ thể như sau:
Lớp vỏ bên ngoài
Được làm từ nhựa tổng hợp HDPE hoặc ABS và được gia công bằng các sợi carbon để giảm bớt độ nặng và tăng độ bền cho mũ.
Các loại ốc, bu lông cố định ở vỏ ngoài không nhô ra quá 0.2 cm so với bề mặt mũ.
Lớp đệm xốp
Được làm từ xốp EPS với độ nén tỷ trọng lớn nhằm làm giảm hấp thụ các xung động lớn cũng như ít bị ảnh hưởng bởi các va chạm mạnh từ bên ngoài. Đảm bảo độ an toàn nhất cho người dùng.
Lớp lót
Đây là lớp ngoài nhất, tiếp xúc chính với tóc và da đầu người dùng. Nhà sản xuất thường sử dụng các loại vải có tính năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát cho lớp này giống như các loại ga chống thấm để giúp hạn chế sự bí bách hay cảm giác ngứa khi đội.
Phần quai mũ
Được làm từ các sợi nilon tổng hợp cao cấp, có độ dai và chắc nhất định, chịu được các sức kéo lớn. Hầu hết quai mũ hiện nay sẽ có thêm miếng đệm ở dưới cằm, giúp cố định và tránh sự xô lệch cho người dùng khi đeo.
Ngoài các thành phần kể trên thì phía trước mũ còn có mui chắn giúp hạn chế ánh nắng chiếu thẳng vào hoặc mưa rơi trực tiếp xuống mắt. Các loại mũ bảo hiểm khác còn có một tấm kính che nhằm hạn chế bụi bẩn, gió,… giúp người dùng có thể dễ dàng quan sát rõ tầm nhìn phía trước.
Xem thêm: Bật mí cách vệ sinh mũ bảo hiểm tại nhà sạch sẽ
2. Chất liệu làm mũ bảo hiểm
Về cơ bản, chất liệu của mũ bảo hiểm được cấu tạo từ 3 loại chính bao gồm: nhựa nguyên sinh ABS, sợi carbon tổng hợp và sợi thủy tinh:
- Nhựa nguyên sinh ABS: Là loại nhựa dẻo dai, chịu được va đập mạnh, độ bền cao. Thêm vào đó, chúng rất nhẹ và giá thành cũng khá rẻ nên được ưu tiên sử dụng để làm nón bảo hiểm.
- Sợi carbon tổng hợp: Là một loại sợi công nghiệp có đặc tính bền, cứng, chịu lực, chịu nhiệt tốt. Chúng ít bị thay đổi bởi hóa chất và không bị co giãn. Hầu hết các loại nón bảo hiểm làm bằng sợi này đều thuộc dòng cao cấp.
- Sợi thủy tinh: Chất liệu này cũng khá giống cacbon, được làm từ thủy tinh kéo thành sợi sau đó dệt lại thành tấm. Chúng thường nặng hơn, chịu lực kém hơn cacbon một xíu. Do đó, giá bán thường sẽ rẻ hơn, tuy vậy nhưng vẫn được xếp vào các dòng chất lượng.
3. Các loại mũ bảo hiểm đẹp
3.1. Các loại mũ bảo hiểm ¾
Mũ bảo hiểm ¾ là loại mũ bảo hiểm đang hot trend nhất những năm gần đây. Loại mũ này thích hợp với những bạn đi đường dài, thích đi phượt,…Mẫu mã mới lạ, màu sắc đa dạng nên loại nón này được hầu hết giới trẻ ưa chuộng.
Với thiết kế bao trọn cả phần đầu, chỉ để lộ phần mặt. Một số loại mũ còn gắn thêm tấm kính phía trước để che chắn bụi, cản gió mưa, bảo vệ mắt và phần mặt khi không may xảy ra va chạm.
3.2. Mũ bảo hiểm ½ đầu
Đây là loại mũ thông thường được hầu hết mọi người sử dụng và bạn có thể bắt gặp chúng được bày bán khắp nơi trên đường.
Mũ bảo hiểm ½ là những loại mũ có cấu tạo nửa đầu từ sau gáy đến trán. Nó không có tác dụng bảo vệ phần cằm, quai hàm và thái dương như mũ bảo hiểm ¾ .
Loại mũ bảo hiểm này được sử dụng rộng rãi bởi tính chất gọn, nhẹ, thoáng khí, không to và cồng kềnh như nón ¾ .
Đăc biệt, mức giá của loại mũ này cũng khá mềm, bạn có thể mua ở bất cứ nơi đâu, phù hợp với người sử dụng.
Tuy nhiên, các loại mũ bảo hiểm ½ chỉ phù hợp với những người di chuyển trong khu vực gần, tốc độ chậm. Nếu đi đường dài và xa thì không nên lựa chọn nón bảo hiểm này.
3.3. Mũ bảo hiểm Fullface
Là loại mũ có tính năng bảo vệ phần đầu tốt nhất, dành cho những người đi mô tô, đam mê tốc độ. Do đó, công năng bảo vệ của loại mũ này là tuyệt đối.
Với cấu tạo lớp nhựa cứng che phủ hết phần đầu và bao quanh luôn cả vùng mặt. Kèm theo một lớp kính che chắn để bảo vệ an toàn cho vùng mắt.
Chắc chắn, đây là dòng nón tốt nhất về độ an toàn cho người sử dụng. Bạn sẽ được bảo vệ hoàn toàn bởi dòng mũ bảo hiểm Fullface đẳng cấp này.
3.4. Mũ bảo hiểm cào cào
Với thiết kế trẻ trung, năng động cùng với hình dáng độc đáo, mũ bảo hiểm cào cào đã đánh gục rất nhiều khách hàng trẻ.
Phần cằm và phần lưỡi trai của mũ được thiết kế kéo dài ra và nhọn hơn tất các các loại mũ bảo hiểm khác.
Đối với những bạn trẻ phượt thủ, có niềm đam mê lái những chiếc xe cào cào trên địa hình dốc, hiểm trở như đèo, núi thì đây là dòng mũ bảo hiểm chắc chắn không thể bỏ qua.
3.5. Mũ bảo hiểm Modular
Về thiết kế có thể nói đây chính là chiếc mũ hoàn hảo được kết hợp giữ dòng mũ ¾ và Fullface. Nó còn được gọi bởi cái tên thân thương khác là Flip-up.
Điểm khác biệt của dòng mũ bảo hiểm này là bạn có thể dễ dàng gạt phần cằm của mũ được cố định bởi ốc vít lên trên khi bạn cảm thấy bí bách hay muốn nghe điện thoại hoặc cần uống nước.
Tuy nhiên, phần bảo vệ của Fullface vẫn tốt hơn của Flip-up vì về cơ bản thì mũ bảo hiểm Modular được lật lên không đảm bảo tính an toàn, dễ xảy ra tai nạn. Và nếu bạn không cài chắc chắn sẽ rất dễ bị lật lên.
Cho nên, hãy cẩn trọng khi bạn sử dụng các loại mũ bảo hiểm này. Nhưng Modular vẫn rất được nhiều người đón nhận bởi tính tiện lợi và linh hoạt của nó.
3.6. Mũ bảo hiểm thể thao
Mũ bảo hiểm thể thao được thiết kế vô cùng bắt mắt, trẻ trung và hiện đại nên được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là những người đi xe đạp thể thao.
Thiết kế gọn nhẹ, kiểu dáng độc đáo, những lỗ nhỏ ở phần đỉnh đầu của mũ giúp thông thoáng phần da đầu, không gây cảm giác bí bách, khó chịu khi đạp xe.
Đây là các loại mũ bảo hiểm dành cho những người thích thao thể hay đạp xe hoặc tham gia các cuộc đua đạp xe thì thường chọn mũ có chất liệu nhựa cứng, dày dặn hơn để đảm bảo tính an toàn hơn.
3.7. Mũ bảo hiểm lật hàm
Có cấu tạo và kết cấu khá giống với Fullface nhưng nó có ưu điểm là có thể lật được phần mặt kính phía trước lên xuống tùy thích.
Rất tiện lợi mỗi khi bạn dừng lại dọc đường nghỉ ngơi để uống nước hay gặp ai đó để bắt chuyện thì bạn có thể lật tấm kính phía trước lên một cách dễ dàng.
4. Cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn vừa đầu
Chất lượng của các loại mũ bảo hiểm
Để biết một chiếc mũ bảo hiểm có tốt hay không, trước tiên bạn phải kiểm tra chất lượng của nó. Bạn phải chắc chắn rằng tất cả các bộ phận của nón phải đạt chuẩn và phải bảo vệ được phần đầu người sử dụng.
Vì vậy, trước khi mua bạn hãy xem xét kỹ các bộ phận để tránh tình trạng mua nhầm hàng giả, kém chất lượng.
- Phần vỏ mũ bảo hiểm
+ Mũ không đạt chuẩn: được làm bằng chất liệu nhựa mỏng, dễ giòn, bể khi va đập mạnh hay qua 1 thời gian sử dụng. Những chiếc mũ này được thiết kế thời trang như mũ lưỡi trai, mũ rộng vành,…
+ Mũ đạt chuẩn: được làm bằng chất liệu nhựa tốt như PVC, ABS, có độ dày, cứng, chịu va đập tốt.
Thông thường nhà sản xuất sử dụng nhựa ABS để thiết kế vì khả năng chịu va đập và sức dẻo dai của nó tốt, trọng lượng nhẹ, giá cả lại hợp lý.
- Kính cản gió
Phải chịu được lực tác động theo thử nghiệm của “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.” Nếu không may kính bị vỡ thì các mảnh vỡ không được tạo thành vật nhọn có góc nhỏ hơn 60 độ.
Hệ số truyền ánh sáng không được nhỏ hơn 85% theo quy chuẩn.
Một số loại kính thông thường được sử dụng: kính chắn gió MBH, kính đi đêm MBH, kính MBH chống xước, kính MBH chống lóa và kính dây MBH,…
- Xốp làm mũ bảo hiểm
Thường thì nhà sản xuất sẽ sử dụng xốp EPS gia công bằng cách nén chúng ở nhiệt độ cao để có độ cứng tốt nhất.
Cách phân biệt xốp EPS với những loại xốp khác:
+ Dùng đầu ngón tay ấn vào phần xốp nếu như phần xốp bị mềm và lún xuống thì đây là chiếc mũ không an toàn.
+ Xốp EPS rất cứng nên khi ấn vào sẽ không làm biến dạng.
- Quai mũ bảo hiểm
Được cấu tạo những sợi nilon tổng hợp nên sẽ có độ bền dai và chịu được lực kéo tốt. Quai mũ được kết nối với phần mũ để cố định phần đầu khi di chuyển.
Chọn kích cỡ và trọng lượng của mũ bảo hiểm
Chọn kích thước và trọng lượng của mũ là một trong những bước quan trọng để đảm bảo tính an toàn khi mua mũ bảo hiểm.
Nếu bạn chọn một chiếc mũ không vừa đầu quá rộng hay quá chật sẽ không tốt cho bạn khi điều khiển xe máy. Mũ quá rộng sẽ không bảo vệ được phần đầu của bạn, còn mũ quá chật sẽ làm lượng máu không được lưu thông gây cảm giác mất tập trung khi điều khiển xe.
Vi thế, bạn cần lựa chọn một chiếc nón vừa đủ để thoải mái khi lái xe, giữ được sự tỉnh táo khi tham gia giao thông.
Sau khi đội nón, bạn hãy lắc nón qua trái, qua phải, trước và sau nếu mũ không di chuyển thì đây là chiếc mũ phù hợp. Bạn sẽ cảm thấy hơi ôm phần má nhưng không gây cảm giác đau khi đội là được.
Xem thêm:
- [Lưu Ngay] 3 Bước Vệ Sinh Nhà Mới Xây Siêu Đơn Giản
- 11 Cách Khử Mùi Thuốc Lá Trong Phòng Hiệu Quả Bất Ngờ
Lời kết
Trên đây là tất cả các loại mũ bảo hiểm mà Guvi gợi ý đến bạn về đặc tính, công năng cũng như cách chọn mũ bảo hiểm sao cho đạt chuẩn. Mong rằng qua bài chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc mũ phù hợp trong những chuyến đi phượt hay sử dụng hàng ngày mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và an toàn. Ngoài ra, để bảo quản nón tốt hơn, bạn nên vệ sinh mũ bảo hiểm định kỳ và cất nón nơi khô thoáng sau mỗi lần sử dụng.
Để lại một phản hồi