Nước rửa tay khô đã trở thành một trong những món đồ không thể thiếu mỗi khi ra đường của chúng ta từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Vậy có cách làm nước rửa tay khô tại nhà “đúng chuẩn” hay không? Và có những lưu ý gì khi tự làm và sử dụng. Cùng Guvi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quy trình pha chế nước rửa tay phải được thực hiện theo một quy chuẩn nghiêm ngặt. Đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và thực hiện trong môi trường đặc biệt. Khi thực hiện phải trang bị những biện pháp bảo hộ và có kiến thức về hoá chất để xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình pha chế.
Ví dụ như khi sử dụng dung môi là cồn bay hơi, đây là chất dễ gây cháy nổ nên cần phải có tủ hút khí và tản khí; tinh dầu chiết xuất được sử dụng để pha chế đã được nghiên cứu, đảm bảo không có tác động xấu đến hệ thần kinh; sử dụng nồng độ tinh dầu phù hợp tránh gây tình trạng phỏng:…
Bên cạnh đó, hoá chất sử dụng trong quá trình pha chế phải có nguồn gốc rõ ràng. Nếu hoá chất không có nguồn gốc sẽ chứa các chất gây độc hại. Chúng có thể bị ngấm qua da hoặc đường tiêu hoá gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Nếu bạn mua nhầm phải cồn công nghiệp thay vì cồn y tế để pha chế thì rất nguy hiểm. Khí Methanol có trong cồn công nghiệp khi hít phải sẽ gây ngộ độc. Vì 2 loại cồn này rất khó có thể phân biệt, những người có chuyên môn cũng phải thực hiện những biện pháp kiểm nghiệm mới có thể phân biệt.
Để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, Guvi khuyên bạn nên sử dụng những sản phẩm dung dịch rửa tay khô đã được kiểm định, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng.
Nước rửa tay khô chỉ có tác dụng diệt khuẩn tạm thời, không thể thay thế việc rửa tay bằng xà phòng và nước. Sử dụng nước rửa tay khô là sự an toàn giả tạo, chúng không thể loại bỏ hết vi sinh vật, vi khuẩn nằm dưới các vết bẩn hữu cơ trên tay. Sau khi sử dụng dung dịch rửa tay khô, bạn dùng tay lấy thức ăn thì những vi khuẩn, mầm bệnh đã được đưa vào cơ thể bạn qua con đường tiêu hoá.
Hiện nay, FDA đang xem xét các thành phần của dung dịch nước rửa tay khô và chưa đưa ra minh chứng nào cho thấy nước rửa tay khô có an toàn hơn so với xà phòng và nước trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Lưu ý khi sử dụng nước rửa tay khô
Vì thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn nên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều để tránh tác hại cho làn da như làm mỏng da, khô da.
Không lạm dụng nước rửa tay khô quá nhiều, chỉ dùng như một giải pháp cấp bắt khi không thể rửa tay với xà phòng và nước.
Không sử dụng lên các vết thương hở.
Tránh tiếp xúc với các vật dụng phát lửa sau khi sử dụng.
Nước rửa tay khô không có tác dụng làm sạch dầu mỡ của thức ăn.
Khi mua, nên chú ý đến các thành phần như chất tạo mùi, chất làm mềm, chất bảo quản.
Cách làm nước rửa tay khô theo công thức của WHO
Trước khi tiến hành pha chế, bạn chuẩn bị:
Dụng cụ: chai xịt, bình thuỷ tinh dung tích 500ml, phễu nhỏ, gang tay y tế, ống xilanh.
Nguyên liệu: Cồn 96 độ, Oxy già 3%,Glycerin, Tinh dầu, nước cất.
Các bước pha chế nước rửa tay khô
Bước 1:Đổ 415ml cồn 96 độ vào một bình to sau đó sử dụng xilanh đo đúng 20ml nước oxy già và đổ lượng oxy già 3% này vào bình chứa cồn.
Bước 2: Dùng xilanh đo đúng 7.5 ml Glycerin và tiếp tục thêm Glycerin vào bình chứa cồn ban nãy.
Bước 3: Đổ nước cất hoặc lượng nước sôi còn lại vào bình rồi thêm khoảng 2 – 3 ml tinh dầu để làm giảm bớt mùi cồn và làm cho dung dịch có mùi thơm dễ chịu. Đậy hay nắp bình sau khi pha chế xong dung dịch để tránh không bị bay hơi.
Bước 4: Lắc hoặc khuấy đều nhẹ dung dịch bằng đũa sau đó chiết dung dịch ra những chai nhỏ để tiện mang theo sử dụng.
Một số lưu ý khi pha chế
Để đo Glycerin bằng xilanh, rửa xilanh với nước cất sau đó sấy khô mới đo Glycerin.
Luôn đeo bao tay trong suốt quá trình pha chế tránh các hóa chất tiếp xúc trực tiếp lên da.
Rửa sạch và làm khô các dụng cụ pha chế trước khi sử dụng.
Một số cách làm nước rửa tay từ các nguyên liệu thiên nhiên
Sả, chanh, gừng
Bạn có thể dụng sả tươi, chanh, gừng cắt nhỏ và đun cùng với 200ml nước sạch.
Sau khi hỗn hợp sôi, đậy vung và đun nhỏ lửa để lấy khoảng 50ml tinh chất.
Tiếp theo, để nguội rồi thêm 100ml cồn 90 độ (có thể thay thế bằng cồn 70 độ hoặc 80 độ) vào khuấy đều. Cho hỗn hợp vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể sử dụng vào ngày hôm sau.
Nha đam
Bạn hãy chuẩn bị khoảng 200g nha đam tươi ngâm với nước muối trong 5-10 phút để khử trùng.
Dùng dao lọc lấy phần thịt nha đam ở bên trong ra và xay nhuyễn chúng. Bạn cũng có thể thay thế nha đam tươi bằng gel nha đam.
Pha nha đam với cồn theo tỷ lệ 4:6, khuấy đều dung dịch vừa pha và bảo quản chúng ở trong chai.
Sau khi pha chế xong, bạn hãy chiết dung dịch vào chai có vòi xịt. Vậy là bạn đã có cách làm nước rửa tay khô dạng xịt đơn giản tại nhà.
Lưu ý: Nếu các bạn sử dụng các nguyên liệu tươi để làm nước rửa tay thì chỉ bảo quản được khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần. Hãy sử dụng gel thay vì sử dụng nha đam tươi để bảo quản được 1 tháng.
Một số dung dịch rửa tay khô đã được kiểm định, đạt tiêu chuẩn
1. Gel rửa tay khô Green Cross – giá từ 16.000 – 22.000 vnđ
Gel rửa tay khô Green Cross có tác dụng sát khuẩn và làm mềm da tay. Với các thành phần như Benzalkonium Chloride, Sodium Lactate, Ethyl sẽ giúp tay bạn không bị khô khi sử dụng thường xuyên.
2. Nước rửa tay khô y tế mini Bath and Body Works – giá khoảng 35.000vnđ
Với ưu điểm khử mùi của mình, bạn có thể sử dụng Bath and Body Works sau các bữa ăn hải sản. Nó có thể đánh bay mùi tanh mà không cần rửa lại với nước.
3. Gel rửa tay khô Lamcosme – giá từ 19.000 – 23.000 vnđ
Đây là sản phẩm nước rửa tay giúp diệt khuẩn, có thể khử sạch mùi của thực phần. Đồng thời giúp dưỡng da tay mềm mại không gây kích ứng với mọi làn da.
4. Gel rửa tay khô Lifebuoy – giá khoảng 22.000vnđ
Lifebuoy là một thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Gel rửa tay khô Lifebuoy sở hữu ưu điểm vượt trội có thể diệt sạch đến 99,9% vi khuẩn. Bên cạnh đó thành phần Vitamin E cũng được kết hợp trong quá trình sản xuất giúp da tay không bị khô sau khi sử dụng.
5. Nước rửa tay khô y tế Dr.Clean – giá khoảng 40.000vnđ
Dr.Clean đã là thương hiệu được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Với khả năng diệt khuẩn cao, có thể loại bỏ vi khuẩn Ecloi gây bệnh tiêu chảy, với độ pH phù hợp không gây hại với da tay.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Guvi về nước rửa tay khô và cách làm nước rửa tay khô tại nhà theo công thức của WHO. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, bạn đang có nhu cầu dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa có thể book ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờtrên website chính hoặc qua App giúp việc Guvi nhé!
Cách Làm Nước Rửa Tay Khô “Đúng Chuẩn” WHO Và Những Lưu Ý An Toàn Sức Khỏe
Nước rửa tay khô đã trở thành một trong những món đồ không thể thiếu mỗi khi ra đường của chúng ta từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Vậy có cách làm nước rửa tay khô tại nhà “đúng chuẩn” hay không? Và có những lưu ý gì khi tự làm và sử dụng. Cùng Guvi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nguy hiểm tiềm ẩn khi tự làm nước rửa tay khô
Quy trình pha chế nước rửa tay phải được thực hiện theo một quy chuẩn nghiêm ngặt. Đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và thực hiện trong môi trường đặc biệt. Khi thực hiện phải trang bị những biện pháp bảo hộ và có kiến thức về hoá chất để xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình pha chế.
Ví dụ như khi sử dụng dung môi là cồn bay hơi, đây là chất dễ gây cháy nổ nên cần phải có tủ hút khí và tản khí; tinh dầu chiết xuất được sử dụng để pha chế đã được nghiên cứu, đảm bảo không có tác động xấu đến hệ thần kinh; sử dụng nồng độ tinh dầu phù hợp tránh gây tình trạng phỏng:…
Bên cạnh đó, hoá chất sử dụng trong quá trình pha chế phải có nguồn gốc rõ ràng. Nếu hoá chất không có nguồn gốc sẽ chứa các chất gây độc hại. Chúng có thể bị ngấm qua da hoặc đường tiêu hoá gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Nếu bạn mua nhầm phải cồn công nghiệp thay vì cồn y tế để pha chế thì rất nguy hiểm. Khí Methanol có trong cồn công nghiệp khi hít phải sẽ gây ngộ độc. Vì 2 loại cồn này rất khó có thể phân biệt, những người có chuyên môn cũng phải thực hiện những biện pháp kiểm nghiệm mới có thể phân biệt.
Để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, Guvi khuyên bạn nên sử dụng những sản phẩm dung dịch rửa tay khô đã được kiểm định, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng.
Nước rửa tay khô chỉ có tác dụng diệt khuẩn tạm thời, không thể thay thế việc rửa tay bằng xà phòng và nước. Sử dụng nước rửa tay khô là sự an toàn giả tạo, chúng không thể loại bỏ hết vi sinh vật, vi khuẩn nằm dưới các vết bẩn hữu cơ trên tay. Sau khi sử dụng dung dịch rửa tay khô, bạn dùng tay lấy thức ăn thì những vi khuẩn, mầm bệnh đã được đưa vào cơ thể bạn qua con đường tiêu hoá.
Hiện nay, FDA đang xem xét các thành phần của dung dịch nước rửa tay khô và chưa đưa ra minh chứng nào cho thấy nước rửa tay khô có an toàn hơn so với xà phòng và nước trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Lưu ý khi sử dụng nước rửa tay khô
Vì thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn nên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều để tránh tác hại cho làn da như làm mỏng da, khô da.
Cách làm nước rửa tay khô theo công thức của WHO
Trước khi tiến hành pha chế, bạn chuẩn bị:
Dụng cụ: chai xịt, bình thuỷ tinh dung tích 500ml, phễu nhỏ, gang tay y tế, ống xilanh.
Nguyên liệu: Cồn 96 độ, Oxy già 3%,Glycerin, Tinh dầu, nước cất.
Các bước pha chế nước rửa tay khô
Bước 1: Đổ 415ml cồn 96 độ vào một bình to sau đó sử dụng xilanh đo đúng 20ml nước oxy già và đổ lượng oxy già 3% này vào bình chứa cồn.
Bước 2: Dùng xilanh đo đúng 7.5 ml Glycerin và tiếp tục thêm Glycerin vào bình chứa cồn ban nãy.
Bước 3: Đổ nước cất hoặc lượng nước sôi còn lại vào bình rồi thêm khoảng 2 – 3 ml tinh dầu để làm giảm bớt mùi cồn và làm cho dung dịch có mùi thơm dễ chịu. Đậy hay nắp bình sau khi pha chế xong dung dịch để tránh không bị bay hơi.
Bước 4: Lắc hoặc khuấy đều nhẹ dung dịch bằng đũa sau đó chiết dung dịch ra những chai nhỏ để tiện mang theo sử dụng.
Một số lưu ý khi pha chế
Một số cách làm nước rửa tay từ các nguyên liệu thiên nhiên
Sả, chanh, gừng
Nha đam
Lưu ý: Nếu các bạn sử dụng các nguyên liệu tươi để làm nước rửa tay thì chỉ bảo quản được khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần. Hãy sử dụng gel thay vì sử dụng nha đam tươi để bảo quản được 1 tháng.
Xem thêm:
Một số dung dịch rửa tay khô đã được kiểm định, đạt tiêu chuẩn
1. Gel rửa tay khô Green Cross – giá từ 16.000 – 22.000 vnđ
Gel rửa tay khô Green Cross có tác dụng sát khuẩn và làm mềm da tay. Với các thành phần như Benzalkonium Chloride, Sodium Lactate, Ethyl sẽ giúp tay bạn không bị khô khi sử dụng thường xuyên.
2. Nước rửa tay khô y tế mini Bath and Body Works – giá khoảng 35.000vnđ
Với ưu điểm khử mùi của mình, bạn có thể sử dụng Bath and Body Works sau các bữa ăn hải sản. Nó có thể đánh bay mùi tanh mà không cần rửa lại với nước.
3. Gel rửa tay khô Lamcosme – giá từ 19.000 – 23.000 vnđ
Đây là sản phẩm nước rửa tay giúp diệt khuẩn, có thể khử sạch mùi của thực phần. Đồng thời giúp dưỡng da tay mềm mại không gây kích ứng với mọi làn da.
4. Gel rửa tay khô Lifebuoy – giá khoảng 22.000vnđ
Lifebuoy là một thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Gel rửa tay khô Lifebuoy sở hữu ưu điểm vượt trội có thể diệt sạch đến 99,9% vi khuẩn. Bên cạnh đó thành phần Vitamin E cũng được kết hợp trong quá trình sản xuất giúp da tay không bị khô sau khi sử dụng.
5. Nước rửa tay khô y tế Dr.Clean – giá khoảng 40.000vnđ
Dr.Clean đã là thương hiệu được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Với khả năng diệt khuẩn cao, có thể loại bỏ vi khuẩn Ecloi gây bệnh tiêu chảy, với độ pH phù hợp không gây hại với da tay.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Guvi về nước rửa tay khô và cách làm nước rửa tay khô tại nhà theo công thức của WHO. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, bạn đang có nhu cầu dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa có thể book ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ trên website chính hoặc qua App giúp việc Guvi nhé!
Chủ Đề