Cách Làm Vải Ngâm Đường Giòn Ngon Cực Đơn Giản Tại Nhà

Chia sẻ

Cách làm vải ngâm đường giòn ngon tại nhà vô cùng đơn giản. Khi vải – loại trái cây vào mùa quá nhiều mà bạn không sử dụng hết, bạn muốn cách chế biến để bảo quản vải lâu hơn thì chắc chắn rằng bạn không thể bỏ qua cách làm vải ngâm trắng giòn trữ sẵn trong tủ lạnh, để khi cần bạn có thể làm một ly trà vải thanh mát tức thì. Cùng vào bếp với GUVI để tham khảo qua những cách làm vải ngâm đường cực đơn giản tại nhà nhé!

Cách làm vải ngâm đường phèn

Nguyên liệu

  • 2kg vải
  • Gia vị: Đường phèn, muối, chanh

Các bước thực hiện

Các bước thực hiện vải ngâm đường

  • Sơ chế vải: đầu tiên, bạn cần lột vỏ trái vải và tách hạt, lấy phần thịt. Bạn pha hỗn hợp gồm nước sạch, một ít muối và 2 lát chanh vào chậu nhỏ. Ngâm vải đã tách hạt vào thau nước đã chuẩn bị, sẽ giúp vải giữ được màu trắng tự nhiên không bị thâm đen. Sau khoảng 5-10 phút, bạn để vải ra rổ cho ráo.
  • Bắc một nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước, cho vào 6, 7 muỗng canh đường phèn và một vài hạt muối. Đun cho hỗn hợp sôi và khuấy cho đến khi đường tan hết.
  • Bước cuối cùng: Bạn tiếp tục cho vải vào nấu với nước đường phèn, cần nấu trong khoảng 7 – 10 phút, để vải chín và thấm đường. Lúc này bạn tắt bếp, bạn hãy để vải thật nguội và cho vào hũ.

Thành phẩm

Vải thấm đường phèn có vị ngọt nhưng không quá gắt và vẫn giữ được độ giòn ngon. Bạn có thể dùng vải ngâm với trà hoặc soda để tạo nên thức uống thanh mát thơm ngon cho ngày hè nóng bức.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm trà vải tại nhà

Cách làm vải ngâm đường giòn

Nguyên liệu

  • 1kg vải
  • 200g đường
  • Một ít muối
  • Lọ thủy tinh đã rửa sạch

Các bước thực hiện

  • Luộc vải: Đun sôi 750ml nước lọc, khi nước sôi cho tất cả vải đã chuẩn bị vào, luộc vải trong khoảng 2 phút rồi vớt vải ra, ngâm trong tô nước lạnh khoảng 5 phút. Luộc vài sẽ giúp bạn lột vỏ dễ dàng hơn, và ngâm vải trong nước lạnh sẽ giúp vải giòn và ngon hơn.
  • Lột vỏ: Chuẩn bị một tô nước đá, bao gồm khoảng 200ml nước và một ít đá. Sau đó bạn tiến hành lột vỏ vải, rồi nhẹ nhàng tách phần hạt bên trong, lấy phần thịt vải. Cho phần thịt vải đã tách hạt vào trong tô nước đá đã chuẩn bị, ngâm trong khoảng từ 5 – 10 phút, sau đó vải vào trong rổ, để ráo nước. Làm cách này vải sẽ được giòn ngon hơn.
  • Để làm nước đường bạn cho 200gr đường, một ít muối và 400ml nước vào trong nồi, vừa nấu vừa khuấy nhẹ để tan đường. Khi đường đã tan thì bạn tắt bếp, rồi để nước đường nguội.
  • Ngâm vải: Vải sau khi đã ráo nước thì cho vào trong cái lọ thủy tinh, sau đó cho nước đường đã nguội vào, đổ từ từ nước đường đến khi ngập vải, thì đậy kín nắp lại.

Thành phẩm

Vải ngâm đường

Sau 2 ngày là bạn có thể sử dụng vải ngâm. Vải sau khi ngâm xong, thì cho một ít vào ly cùng với một ít nước vải và đường, khuấy đều cho đường tan, sau đó cho đá vào.

Cách làm Vải ngâm rượu trắng

Nguyên liệu

  • 1 ký vải thiều chín
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất
  • 4 – 5 muỗng cà phê muối hột

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Trái vải: rửa sạch, bỏ cuống, lột vỏ, tách hạt. Cho muối vào thau nước sạch, khuấy đều cho tan rồi cho vải vô ngâm khoảng 30 – 60 phút. Vớt vải ra, rửa lại với nước lạnh rồi để vào rổ cho ráo nước. Để nước chảy ra hết, nên lật úp trái vải xuống.
  • Bước 2: Khi vải đã ráo, bạn cho vải vào hũ, rót rượu ngập mặt vải rồi đậy nắp kín. Bạn có thể cất trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc có thể để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Bước 3: Thời gian ngâm ít nhất 20 ngày thì bạn đã có thể thưởng thức món vải ngâm rượu trắng. Tuy nhiên, rượu càng để lâu sẽ càng ngon và dậy mùi thơm, nên bạn hãy ủ thật lâu nhé.

Cách làm trà vải

Nguyên liệu làm món trà vải

  • 3 trái vải ngâm
  • 1 gói trà túi lọc (chọn loại trà tùy theo sở thích)
  • 30 ml nước đường ngâm vải
  • 20 gram đường cát trắng

Cách làm trà vải

  • Cho túi trà vào ly rồi chế nước sôi để pha trà trong khoảng 10 phút. Vứt bỏ túi lọc, cho đường vào trà, pha đều cho đường tan. Cách pha vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.
  • Dằm trái vải ngâm rồi cho vào ly trà. Bạn cho nước đường ngâm vải vào ly, sau đó khuấy đều, cuối cùng bạn cho thêm đá lạnh vào là đã có món trà vải thơm ngon thanh mát thưởng thức.

Mẹo làm vải ngâm đường để bảo quản được lâu

Bảo quản vải ngâm đường

  • Từ khâu chọn lựa nguyên liệu: Bạn nên chọn những trái vải tươi, không bị hư, thối úng.
  • Nấu nước đường đúng theo công thức, không nấu nước đường quát nhạt, vì quá nhật sẽ làm vải mau hư. Để vải ngâm đường thật nguội rồi mới bỏ vào hũ đựng.
  • Bạn nên trụng sơ hũ qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng trước khi bỏ vải vào hũ.
  • Để bảo quản được lâu, sau khi chế biến xong, bạn nên để chúng vào hũ thủy tinh, đậy nắp kín rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, với cách này, vải có thể bảo quản được trong khoảng 1 tháng.
  • Khi ăn, bạn mở hũ ra và lấy muỗng sạch để múc rồi tiếp tục đậy nắp cất ngay vào tủ lạnh nhé.

Những câu hỏi thường gặp

Tác dụng của vải ngâm đường đến sức khỏe

Quả vải có nhiều tác dụng đến sức khỏe con người như:

  • Kháng ung thư hỗ trợ điều trị ung thư: Vì trong vài có chất polyphenol, flavonoid, các chất kháng oxy hóa hàm lượng lớn, ức chế gốc tự do hiệu quả.
  • Bảo vệ hệ tim mạch cũng bởi hợp chất flavonoid và oligonol (R) cùng lượng vitamin C lớn có vai trò cải thiện chức năng mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa những bệnh về tim mạch. Giúp điều hòa huyết áp tích cực do có potassium (kali).
  • Tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch bởi hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào.
  • Vải rất giàu vitamin: C, E, K, B6 … Giúp bổ sung vitamin hữu ích hiệu quả cho cơ thể giúp cơ thể trở lên mạnh khỏe toàn diện hơn. Tuy nhiên không nên ăn nhiều quá lượng vải cùng 1 lúc cơ thể sẽ không kịp hấp thu và gây ra tác hại phụ nguy hiểm tới sức khỏe.

Cách chọn mua vải tươi ngon

Chọn vải tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua những quả vải có vỏ màu đỏ hồng, hình dáng tròn đều, gai nhẵn.
  • Ưu tiên chọn những chùm vải còn tươi, có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi.
  • Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách nắn nhẹ, nếu thấy quả thấy hơi mềm và có độ đàn hồi tốt thì là vải tươi, bạn nên mua.
  • Đặc biệt, những quả vải tươi thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng, nếu ngửi thấy có mùi lên men là vải cũ để lâu hoặc bị dập bên trong, không nên chọn.

Vải ngâm đường bị sủi bọt có ăn được không

Một lý do khiến hoa quả ngâm bị nổi váng là do khâu vệ sinh không sạch sẽ. Vì vậy, khi ngâm đường (muối), hãy đảm bảo tỷ lệ đường (muối) hợp lý; nguyên liệu phải rửa sạch (tốt nhất là rửa thật sạch, để ráo nước và chần qua nước sôi trước khi ngâm để diệt khuẩn); các dụng cụ cũng phải được vệ sinh sạch sẽ; khi ngâm, bạn nên nên đeo bao tay để đảm bảo vệ sinh.

Khi thấy hiện tượng vải ngâm đường nổi bọt, nếu ít thì có thể hớt đi, sau đó bạn cho thêm muối hoặc đường để dùng tiếp. Tuy nhiên, nếu nổi vàng nhiều hoặc vớt đi rồi váng lại nổi tiếp thì tốt nhất nên vứt đi, không dùng nữa.

Bài viết trên đây hướng dẫn cách làm vải ngâm đường giòn ngon tại nhà vô cùng đơn giản. Bạn có thể làm món trà vải thanh mát từ những quả vải ngâm đường để giải nhiệt trong những ngày hè nắng gắt cùng gia đình. Bên cạnh thức uống trà vải thanh mát, nếu bạn muốn xem thêm và học cách làm nhiều loại thức uống khác thì hãy tham khảo thêm ở Chuyên đề Món ngon của GUVI nhé!


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*