Bí Quyết Cách Nấu Cơm Thơm Ngon, Mềm Dẻo Chuẩn Vị Mẹ Nấu

Bí Quyết Cách Nấu Cơm Thơm Ngon, Mềm Dẻo Chuẩn Vị Mẹ Nấu
Chia sẻ

Nấu cơm tưởng chừng như là một công việc đơn giản ai cũng có thể làm được. Thế nhưng để có thể nấu được một nồi cơm thơm dẻo, không quá khô cũng không quá nhão thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Cùng Guvi tìm hiểu bí quyết cách nấu cơm thơm ngon bằng nồi cơm điện, mềm dẻo chuẩn vị mẹ nấu qua bài viết này nhé!

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần

Để nấu cơm bằng nồi cơm điện chuẩn cách trước tiên bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau đây:

  • Gạo ( lấy một lượng vừa đủ cho cả gia đình, nếu như nhà bạn chỉ có 2 người thì cần khoảng 160 gram là vừa đủ)
  • 280ml nước
  • 1 muỗng cà phê muối ăn
  • Nửa muỗng cà phê giấm ăn

Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình bạn mà cần đong đo lượng gạo sao cho phù hợp để đủ cho cả gia đình.

ĐẶC BIỆT, để có được một nồi cơm ngon thì bạn cần lựa chọn loại gạo ngon. Nếu như đảm bảo được tất cả các yếu tố cơ bản như sạch, gạo phải còn mới không bị mốc và không còn lẫn tạp chất, hạt phải to và tròn đều, mùi thơm nhẹ và chất lượng.

2. Cách nấu cơm thơm ngon, mềm dẻo bằng nồi cơm điện

2.1. Cách chọn gạo

Cách chọn gạo

Để nấu được nồi cơm ngon, bạn cần chọn loại gạo sạch và đảm bảo chất lượng và gạo đó phải còn mới, không để quá lâu vì nếu để quá lâu chúng sẽ mất đi mùi hương, vị ngọt tư nhiên và cũng sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa.

Bạn nên chọn loại gạo có hạt to, tròn đều, màu còn trắng tinh. Không nên chọn gạo vụn bị gãy nát và ngả sang màu vàng.

Phải đảm bảo rằng gạo vẫn còn mùi thơm nhẹ, không có mùi ẩm mốc. Khi chọn mua gạo để đảm bảo, bạn có thể thử gạo nếu gạo vẫn còn vị ngọt, thơm thơm thì gạo đó đạt chuẩn.

2.2. Đong đo lượng gạo phù hợp

Thông thường tất cả các loại nồi cơm điện đều được kèm theo cốc để đong gạo. Và để có thể đong được lượng gạo chuẩn xác cho mỗi lần nấu, bạn có thể nhắm chừng với mỗi cốc sẽ khoảng 150g và nếu nhà bạn 4 người thì khoảng 2 cốc là vừa đủ. 

Tùy vào khẩu phần ăn của gia đình bạn mà có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhé. 

2.3. Vo gạo

vo gạo

Bạn cho nước vào nồi đã được đong lượng gạo, sau đó dùng tay nhẹ nhàng vo gạo để loại bỏ bụi, vỏ trấu hay sạn có lẫn vào gạo. Sau đó chắt nước ra rồi cho nước mới vào.

Khi vo bạn nên nhớ đừng vo quá mạnh tay bạn nhé và cũng đừng vo quá nhiều lần sẽ khiến hạt gạo bị mất đi vị ngọt cũng như chất dinh dưỡng và khoáng chất trong gạo cũng bị hao hụt đi.

Bạn chỉ cần vo 1 lần là đủ loại bỏ các tạp chất lẫn bên trong.

2.4. Đong lượng nước chuẩn xác

Đong lượng nước nấu cơm

Tùy thuộc vào loại gạo bạn chọn là gạo xốp, tơi, hay mềm dẻo mà thêm vào lượng nước cho phù hợp.

Thường thì bên trong nồi cơm sẽ có vạch chia mức độ nước, nhưng theo dân gian mọi người có thói quen canh bằng ngón trỏ đặt vào giữa nồi cơm, nhưng bạn có thể áp dụng theo công thức sau đây.

  • Với loại gạo hạt trắng, thân dài thì 1 cốc gạo 160g sẽ tương đương với 280ml.
  • Với loại gạo hạt trắng, thân vừa thì 1 cốc gạo 160g sẽ tương đương với 240ml nước. 
  • Với loại gạo hạt trắng, thân ngắn thì 1 cốc gạo 160g sẽ tương đương với 200ml nước.
  • Đối với gạo lứt, hạt dài thì 1 cốc gạo 240g sẽ tương đương với 360ml.
  • Đối với các loại gạo xuất xứ từ Ấn Độ như Jasmine hay Basmati thì bạn nên để lượng nước ít hơn vì đối với loại gạo này cơm nên nấu khô một tí, với mỗi cốc gạo chỉ cần tối đa 1.5 cốc nước tương ứng.

2.5. Cho thêm một ít muối, bơ, dầu oliu hoặc dầu mè

Cho thêm một ít muối

Để tăng thêm hương vị cho nồi cơm bạn có thể cho thêm một vài gia vị để kích thích vị giác.

Với cách nấu cơm này bạn thêm vào 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê giấm ăn hoặc nhỏ vào nồi vài giọt dầu oliu hay dầu mè vào nồi trước khi nấu.

Bởi vì, muối ăn sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giấm thì có tính axit kết hợp với tính kiềm cuả gạo sẽ làm cho hạt gạo được mềm hơn, dẻo hơn và đậm đà hơn. Bên cạnh đó giấm còn giúp hạt gạo trắng hơn.

Dầu oliu và dầu mè sẽ giúp cho cơm có màu đẹp hơn, óng ánh và hạn chế dính cơm ở phía đáy nồi, có mùi thơm hơn, hấp dẫn hơn. Đây là phương pháp để người Nhật tạo ra một nồi cơm hấp dẫn đấy. 

2.6. Đặt lồng nồi vào và bật chế độ nấu cơm

Trước khi đặt lồng nồi cơm vào nồi cơm điện hãy lau sạch xung quanh nồi trước bạn nhé, để cho bề mặt nồi được khô ráo. Sau đó đặt nồi vào lồng nồi sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc nồi là hoàn tất rồi. 

2.7. Ủ cơm trong khoảng 5 – 10 phút

Ủ cơm

Khi cơm bắt đầu chín, công tắc nồi sẽ tự động bật sang chế độ giữ nhiệt. Khi ấy, bạn hãy để nồi nấu thêm khoảng 5 đến 10 phút nữa, cách làm này sẽ giúp cơm khô được lớp trên và chín đều hơn, không bị dính vào thân nồi.

3. Một số lưu ý khi nấu cơm

Một vài lưu ý nho nhỏ trong cách nấu cơm Guvi muốn gửi đến bạn:

  • Không nên mở nắp nồi cơm để kiểm tra khi cơm vừa nhảy nút vì khi đó hơi nóng bên trong nồi sẽ thoát ra ngoài làm cho nồi cơm của bạn bị nhão và dễ vón thành cục, cơm sẽ không được tơi và chín đều.
  • Sau khi nồi cơm nhảy nút hãy đợi trong 10 phút rồi hãy xới cơm bạn nhé, lúc đó cơm sẽ được bông và tơi hơn.
  • Trước khi nấu cơm bạn cần trải cơm đều dưới mực nước, không để cơm còn bám trên thành nồi vì có thể gây cháy khi nấu.
  • Khi đổ nước vào gạo, bạn đừng dùng tay khuấy gạo nhé, làm vậy sẽ gây ra lượng tinh bột dư thừa xuất hiện và cơm của bạn sẽ bị nhão.

Xem thêm:

Lời kết

Thật là đơn giản để có được một nồi cơm ngon rồi đúng không các bạn. Hy vọng qua bài chia sẻ của Guvi về cách nấu cơm chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn có thêm bí kíp để tạo nên một nồi cơm hoàn hảo. Chúc các bạn thành công!

Nếu như bạn cần một bữa cơm ngon mà lại không có thời gian để vào bếp nấu nướng thì book lịch nấu ăn trên App Guvi – Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ ngay để tận hưởng bữa cơm tròn vị, đậm đà tình thân.


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*