Áo thun là trang phục mà mọi người đều có và sử dụng hàng ngày. Có thể nói chiếc áo thun tạo nên cảm giác thoải mái không bị gò bó luôn được tin dùng.
Nhưng sử dụng như thế nào và bảo quản ra sao để chiếc áo thun không bị giãn, luôn như mới thì ít người biết cách xử lý. Bài viết sau đây, Guvi sẽ chia sẻ về cách phơi áo thun không bị giãn, cách khắc phục quần áo nhăn nhúm,…
Mục lục
1. Các cách phơi áo thun không bị giãn
1.1. Đầu tiên cần chú ý các bước giặt áo thun
Thông thường khi mua về chúng ta hay có thói quen mặc liền mà không để ý ghi chú trên các mác của áo. Hãy chú ý các thông số như loại vải, nhiệt độ, phương pháp giặt an toàn,… để lựa chọn các bước giặt phù hợp.
Nhiều bạn thì hay sử dụng máy giặt để cho nhanh gọn. NHƯNG đừng vội vàng bỏ vào máy, hãy phân loại áo màu và áo trắng, đen ra nhé! Vì rất dễ bị áo sẽ dễ bị lem màu và giãn thun khi giặt bằng máy.
Hạn chế dùng đến nước tẩy mạnh. Bạn có thể pha loãng để giặt áo, hoặc dùng bột giặt chuyên dụng để làm sạch vết bẩn, đồng thời giúp bảo quản vải áo quần tốt hơn.
Đối với loại áo mà có nhiều họa tiết in ấn thì bạn không nên giặt liền. Khi mới mua áo in bạn nên kiểm tra phần in áo đã khô hay chưa, nếu là áo đặt in thì cần cẩn thận hơn nữa nhé. Treo áo từ 3 – 5 ngày cho áo khô mực sau đó giặt với nước lạnh cho áo bền màu. Tránh giặt với xà phòng vì áo có thể bị phai màu và áo thun không bị giãn.
1.2. Các cách treo quần áo thun không bị giãn, gọn gàng
– Tránh phơi áo thun trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời CỰC MẠNH, điều này dễ làm áo bị bay màu. Nhiệt độ cao dễ bị “cháy vải”, mất form dáng ban đầu. Nên treo đồ có ánh nắng vừa, ở nơi mát có nhiều gió.
– NHƯNG nếu phơi trong bóng râm nhiều thì lại khó khô ráo, áo thun ẩm ướt thì sẽ không tốt cho sức khỏe.
– Chú ý kĩ các chỗ phơi có bị bụi bám dính không nhé. Nếu phơi trên sào bạn phải chú ý thật kỹ và tuyệt đối không được kéo mạnh tay khi lấy đồ khô, bởi vì dễ khiến áo thun bị giãn.
– Chúng ta tránh phơi bằng móc, không nên treo thẳng. Áo khi mới giặt xong nên còn ướt, dẫn đến trọng lượng khá nặng sẽ làm cho chiếc áo thun dễ bị kéo dãn xuống. Tốt nhất ta nên dùng kẹp chuyên dụng phơi đồ trên sào.
– Bạn cũng có thể phơi quần áo thun ngang trên sợi dây. Đây là cách phơi áo thun không bị giãn, giúp bộ đồ giảm bớt được lực tác động. Thế nhưng bạn cũng cần chú ý các điều sau:
- Không nên phơi khi trời có nắng quá gắt, nhiệt độ cao sẽ làm xuất hiện vết hằn trên áo (do nếp gấp chỗ sợi dây và áo). Làm cho chiếc áo thun dễ bị giãn ra ngay tại chỗ đó.
- Khi phơi trên các sào đồ, giây phơi, cũng nên chú ý những nơi bị rỉ sét. Để tránh gây dơ bẩn áo vừa giặt.
– Ngoài dùng dây phơi, bạn cũng có thể phơi ngang áo thun trên chiếc móc inox, gỗ (sợi móc chắc chắn, không quá mềm). Đợi khi áo ráo nước dần có thể móc lại như thông thường, để giúp phần cổ và tay áo khô đều.
– Khi phơi bạn đã nên lộn ngược khi phơi áo, điều này tránh gây phai màu cho áo.
– Không phơi áo thun trắng ở gần những áo thun dễ loang màu. Nên phơi những áo thun cùng màu gần với nhau.
1.3. Mẹo bảo quản quần áo thun không bị giãn
- Chú ý để nhiệt độ vừa phải khi ủi tránh quá cao gây mất sự liên kết của các sợi vải. Khi ủi áo nên lộn ngược áo lại, áo vẫn giữ được độ bền của màu và không giãn.
- Thay vì quăng áo lung tung bạn có thể gấp gọn theo form áo để bảo quản áo tốt hơn.
- Khi treo đồ, ta nên tránh kéo hết cỡ cổ áo để có thể cho móc vào. Nếu treo áo trong tủ hãy luồn móc từ dưới lên.
2. Cách khắc phục quần, áo thun bị giãn
Để đến với cách khắc phục thì bạn nên tham khảo xem áo thun nhà bạn được làm từ chất liệu gì nhé.
Vải Cotton: loại này đã quen thuộc với chúng ta rồi, vải cotton thường được pha thêm với sợi spandex để có độ co giãn mềm mại hơn. Vì thế gặp trường hợp áo thun bị thì chỉ cần gặp nhiệt độ cao là sẽ co rút lại.
Vải Polyester: đối với loại vải này thì có độ dày và độ bền lý tưởng. Chịu được nhiệt độ cao. Vì vải này khá dày lại chống thấm nước nên thường được pha với cotton. Nên bạn phải chú ý để xử lý khi áo thun bị giãn.
Vải Linen (Lanh): chất liệu vải này có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vải này khả năng thấm hút rất tốt và cũng không có độ co giãn như vải cotton. Nên vải dễ bị nhăn nhiều là bị giãn.
Vải Lycra: dạng vải thun có độ co giãn rất cao, thường được dùng để may những bộ đồ ôm sát cơ thể như: đồ gym, đồ mua bale, hay đồ dành cho những vận động viên thể dục dụng cụ hay chạy bộ,….
2.1. Cách phục hồi áo bị giãn bằng máy giặt, máy sấy
Những loại vải làm từ chất liệu cotton pha với spandex thì việc dùng máy sấy là cách hữu hiệu để khắc phục áo thun không bị giãn của bạn. Với chất liệu này, rất dễ co rút khi bạn giặt với máy.
- Hãy dùng máy giặt sau đó dùng chức năng sấy để giúp áo thun của bạn trở về hình dáng ban đầu.
- Tránh dùng quá nhiều vì việc làm này khiến áo co rút rất nhanh nên bạn hãy chú ý nhé.
2.2. Cách khắc phục áo thun bị giãn với ngăn đá tủ lạnh
Ngăn đá tủ ngoài việc bảo quản thức ăn còn rất biết cách giúp chúng ta khắc phục quần áo nữa đấy. Việc sử dụng ngăn đá tủ lạnh rất tiện lợi khi mà bạn không biết giải quyết sao với áo thun bị giãn của mình Ta có những bước sau đây:
- Đầu tiên để áo thun bị giãn lên mặt phẳng.
- Chuẩn bị bình nước nhỏ để phun xung quanh áo thun. Đừng làm ướt hết áo mà chỉ nên để áo ẩm thôi là được.
- Sau đó ta bỏ vô túi zip hoặc những loại túi kín, rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Đợi một đêm khoảng 7 – 8h rồi thấy ra thôi.
2.3. Cách khắc phục áo bị giãn bằng bàn ủi hay máy sấy tóc
Cách dùng bàn ủi hay máy sấy để khắc phục áo thun bị giãn thì chắc không xa lạ với nhiều bạn.
Hiện nay, rất nhiều công ty sản xuất đều dùng chất vải co giãn rất tốt để phù hợp với nhu cầu mặc của mỗi người. Với chất liệu vải như thế thì dùng máy sấy hay bàn ủi rất tiện lợi để giúp co rút vải về hình dáng ban đầu.
Khi sử dụng cách này áo thun của bạn phải luôn trong trạng thái ẩm để có thể dễ dàng thực hiện.
Tránh để áo ướt khi thực hiện nhé, chúng ta sử dụng bàn ủi hay máy sấy đều có dính đến điện, nên phải cẩn thận tuyệt đối.
Dùng bàn ủi để khắc phục cổ áo bị giãn
- Trước khi ủi nên lộn trái áo, đặc biệt là những loại áo có in logo, hình màu để tránh làm hư hỏng, tróc logo.
- Sử dụng bàn ủi, ủi nhẹ nhàng vào phần cổ bị giãn với mục đích làm co từ từ phần vải xung quanh cổ áo.
- Lưu ý rằng chế độ nhiệt không quá cao, thông thường áo thun được làm bằng sợi cotton rất dễ phản ứng khi gặp nhiệt độ cao cũng như dễ làm hỏng áo, quần thun
Cách dùng máy sấy tóc
Phương pháp này hơi tốn kém, nhưng cũng rất hiệu quả trong việc tránh gây giãn áo.
- Sau khi đã giặt quần áo xong, lấy quần áo đã vắt khô ra và trải lên trên một bề mặt thẳng
- Set up nhiệt độ của máy sấy tóc ở mức cao nhất và sấy từng phần của áo cho đến khi khô
2.4. Cách phục hồi áo bị giãn bằng cách ngâm nước nóng
Bạn không nghe lầm đâu, đối với chất liệu spandex thì việc ngâm nước nước nóng sẽ giúp co lại dễ dàng.
- Đối với cách này thì bạn hãy đổ lượng nước nóng nhất định vào thau (chậu)
- Bỏ những loại áo thun bị giãn vào thau, ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để nguội
- Sau đó vắt khô rồi đem đi phơi ở nơi có nhiều gió
Lời kết
Chăm sóc áo thun giống như chăm sóc bản thân chúng ta. Việc chăm chút cho món đồ của giúp bạn có cái đẹp hơn trong mắt người nhìn. Hy vọng qua bài viết cách phơi áo thun không bị giãn, giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, và ứng dụng hiệu quả.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- 15 Mẹo tẩy quần áo trắng sạch như mới
- Bí quyết phơi quần áo trong nhà không bị hôi vào những ngày mưa
- Hướng dẫn từ A-Z cách giặt quần jean không ra màu
Để lại một phản hồi