Nồi đất gốm sứ được tráng men có khả năng truyền nhiệt, giữ nhiệt tốt và mang lại hương vị thơm ngon cho từng bữa ăn. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nồi đất gốm sứ như thế nào là đúng cách? Từ lúc mới mua nồi về, cho đến các bước vệ sinh, mẹo bảo quản. Ngay sau đây, Guvi sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật về cách dùng loại nồi nay nhé.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bật mí 3 cách xử lý nồi đất sét nung truyền thống để không bị nứt vỡ khi nấu
- Hướng dẫn cách xử lý chảo chống dính mới mua về sử dụng lâu bền hơn
- [Mẹo hay] 9 Cách tẩy đáy xoong nồi bị đen, ố vàng
Mục lục
1. Lý nên có sử dụng, bảo quản nồi đất gốm sứ đúng cách?
Nồi đất tráng men cao cấp được sản xuất khá là kỳ công, trải qua nhiều công đoạn như nặn tạo hình, đun nóng và tráng men. Do đó, sản phẩm cần được sử dụng và bảo quản đúng cách tránh bị nứt nẻ.
+Nồi đất đen tráng men có khả năng giữ nhiệt tốt, thích nghi nhiệt ổn
+Rất dễ bị nứt nẻ, vỡ khi có sự thay đổi đột xuất về nhiệt độ cao. Do đó nồi đất gốm sứ tráng men phù hợp các món lửa nhỏ, ninh lâu như kho thịt, hầm, kho cá, nấu cơm kho tộ,…
+Nồi có lớp tráng men, chống dính khá tốt
+Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, đồ chà rửa sắc nhọn làm trầy xước lớp men bên trong. Và dễ ngấm các chất độc hại gây ảnh hưởng sức khoẻ.
2. Cách sử dụng nồi đất tráng men
2.1. Cách xử lý nồi đất mới mua về
- Khi mới đem về, bạn nên cho nắp và cả nồi vào thau nước lạnh tầm 9-20 phút (để nước ngấm vào các lỗ khí bên trong).
- Tiếp theo vớt nồi và nắp ra, rồi dùng khăn giấy ăn hoặc vải khô lau chùi đi phần nước đọng bên trong nồi.
- Làm những bước này trong một vài lần sử dụng ban đầu, giúp nồi đất của bạn bền hơn và không dễ bị vỡ nẻ trong suốt quá trình sử dụng.
2.2. Trước khi nấu nướng
- Trường hợp bạn để nồi trong tủ lạnh trước khi nấu, bạn hãy lấy nồi ra ngoài và chờ cho nó bớt lạnh, bằng với nhiệt độ bên ngoài là được. Tiếp theo, lau chùi khô các hơi nước còn bám trên nồi.
- Để chiếc nồi đã lau khô lên bếp, và cho nhỏ lửa nhỏ hoặc điều chỉnh nhiệt độ của bếp thấp, để nồi có thời gian hấp thụ nhiệt chậm từ từ.
- Đợi đến khi nồi đã bắt đầu nóng lên, bạn mới bắt đầu chế biến đồ ăn, cho nhiệt độ vừa. Cách làm này, phòng tránh nồi bị nứt khi nấu nướng do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
2.3. Cách sử dụng nồi đất trong quá trình nấu
- Trong quá nấu nên sử dụng dụng cụ vá, đũa, muỗng.. bằng gỗ, silicon, tránh dùng kìm loại sắc nhọn dễ làm trầy, bong tróc lớp phủ men, và nóng tay cầm.
- Sử dụng một ít dầu ăn là được
- Hạn chế phi tỏi, hành trực tiếp, bởi vì trong nồi có cả dầu ăn động vật, sẽ gây ảnh hưởng đến lớp tráng men trong nồi. Hoặc nếu để khét tỏi, hành sẽ khó tẩy rửa.
- Trong khi nấu, nên để chế độ lửa nhỏ, nhiệt độ vừa phải hoặc thấp. Không nên đun QUÁ LÂU với NHIỆT ĐỘ CAO, sẽ gây hại lớp men của nồi, cũng như dễ bị nứt nẻ nồi.
- Trường hợp đang kho cá, thịt…, mà thấy thiếu nước, bạn nên sử dụng nước ấm hoặc nóng để thêm vào. Để tránh tình trạng dùng nước lạnh gây sốc nhiệt cho nồi.
- Với ưu điểm giữ nhiệt lâu bền, do vậy bạn không sử nên nấu quá cạn nước. Khi phát hiện món ăn sắp xong, bạn hãy tắt bếp. Do nồi đất tráng men có thể giúp món ăn của bạn được sôi, nấu chín thêm một khoảng thời gian nữa. Nếu để nước gần cạn rồi mới tắt bếp, đồ ăn sẽ dễ bị khét, cháy.
2.4. Sau khi nấu xong
- Hãy đảm bảo bếp đã tắt và đã ngắt điện. Thế nhưng, nhiệt độ của nồi vẫn còn rất nóng, (nồi đất gốm sứ tráng men giữ nhiệt rất tốt). Do đó, hãy luôn chuẩn bị một găng tay nhấc bếp để không bị phỏng.
- Không nên đặt nồi vừa nấu xuống mặt bàn, mặt nền lạnh ngay lập tức. Bởi vì nhiệt toả ra từ nồi và nồi bên dưới có sự chênh lệch, dễ làm nứt vỡ. Hãy dùng một miếng lót nồi riêng làm bằng nứa, gỗ, vải dày… Đây là các vật liệu giúp tản nhiệt nồi toả ra nhanh.
- Tốt nhất sau khi nấu là nên vớt hết đồ ăn ra dĩa, không nên để qua đêm trong nồi. Khi nào cần hâm hãy đổ vào nồi và bật lửa hâm lại. Với cách sử dụng nồi đất như trên, sẽ giúp bạn có chiếc nồi sử dụng ổn định, thức ăn không sợ bị ôi, thiêu.
3. Cách vệ sinh nồi đất tráng men
- Sau khi kết thúc bữa ăn, bạn muốn vệ sinh sạch các vết dầu mỡ, vết bẩn bám trên nồi. Hãy dùng lưới rửa chén chùi nhẹ nhàng. Để làm sạch hơn, bạn kết hợp muối biển, nước chanh hoặc tắt.
- Đối với xà phòng bạn cũng nên hạn chế dùng vì dễ ngấm vào nồi, rồi khi bạn nấu sẽ ngấm ngược vào thức ăn. Nếu sử dụng xà phòng loại thường hãy chắc chắn mình đã rửa thật kỹ, ngâm nồi bằng nước sạch và nhớ tráng lại bằng nước ấm.
- Đáy nồi có bị khét, cháy dính đặc ở đáy nồi. Đừng sử dụng bất cứ dụng cụ kim loại nào để chà rửa. Nếu gặp vết bẩn khó làm sạch như thế này, bạn nên ngâm nồi với nước và bột baking soda (tỉ lệ 1:1). Ngâm trong 30 phút, rồi hãy dùng lưới rửa chén lau sạch các vết bẩn đã bong ra.
4. Cách bảo quản nồi đất gốm sứ
Tiếp theo là cách bảo quản nồi đất tráng men, bạn hãy lưu lại cho mình những mẹo sau đây, để giúp nồi không bị trầy, nấm mốc:
- Phơi nồi ngoài trời cho thật khô ráo nước
- Không treo gần các vật sắc nhọn, hoặc chồng các nồi kim loại lên nồi đất
- Dùng khăn giấy ăn lau khô, trước khi đem đi cất. Bạn nên cho một ít giấy ăn vào bên trong nồi để hút ẩm, và đậy nắp ngược lại để lòng nồi không bị bí hơi vì quá kín.
Lót giấy ăn bên trong và đậy nắp ngược
Kết luận
Trên đây là bài viết tổng hợp cách sử dụng nồi đất được tráng men. Từ cách xử lý lúc mới mua về, làm sạch, bảo quản. Để giúp nồi có độ bền cao, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công, và dùng nồi nấu ra được những món ăn siêu hạng, chất lượng nhất dành cho gia đình.
>>> Để giúp căn bếp có mùi thơm, khử mùi tanh hôi của thức ăn, bạn có thể xem qua bài viết 23 cách khử mùi hôi nhà bếp
Để lại một phản hồi