Với bất kỳ thiết bị điện gia dụng nào cũng cần sử dụng và bảo quản đúng cách để tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Bếp hồng ngoại cũng vậy! Bạn đã biết cách vệ sinh bếp hồng ngoại chưa? Cùng Guvi tham khảo một số cách sau đây nhé!
>>> Tham khảo các bài viết liên quan:
Mục lục
1. Nên làm gì với bếp hồng ngoại khi mới mua
Với bếp mới được mua về, bạn hãy loại bỏ lớp nilon bọc chống sốc, lau toàn bộ bếp, để khô hoàn toàn trước khi cắm điện. Đây cũng là cách vệ sinh bếp hồng ngoại khi mới mua về. Dưới dây là một số lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại:
- Không dùng chung ổ điện
Bếp hồng ngoại là một thiết bị điện gia dụng có công suất lớn từ 200 – 2000 W. Nếu bạn sử dụng nó chung với các thiết bị điện khác trên cùng một có thể gây cháy nổ, chập mạch điện. Để tránh những trường hợp tai nạn không đáng tiếc xảy ra hãy đảm bảo rằng bếp sử dụng dòng điện ổn định và không dùng chung ổ điện với các thiết bị khác.
- Tránh xa các vật dụng dễ cháy và nước
Khi mua bếp hồng ngoại bạn nên thiết kế chỗ để tránh xa khỏi các vật dụng dễ cháy như chai lọ đựng gia vị, rổ giá, các vật dụng bằng gỗ và nhựa. Khác với bếp từ, bề mặt của bếp hồng ngoại có thể tỏa nhiệt ra xung quanh. Việc để bếp hồng ngoại tại các vật dụng này sẽ dễ bắt cháy gây nên hỏa hoạn. Tránh để bếp ở nơi ẩm ướt, cạnh bồn rửa chén gây nên chập, cháy điện.
- Chọn đúng chức năng nấu, kích cỡ nồi
Bạn nên chọn chức năng nấu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Việc chọn đúng chức năng nấu giúp bạn có thể căn chỉnh nhiệt độ phù hợp và tiết kiệm thời gian nấu nướng. Các chức năng của bếp hồng ngoại đã được lập trình, thiết kế để phù hợp với từng phương thức nấu ăn như: Giữ ấm, Nấu canh/lẩu, chiên xào, nướng…
Chọn kích cỡ phù với đường kính mâm nhiệt, nên chọn nồi, chảo có đường kính từ 10-25 cm, đáy phẳng. Khi đáy tiếp xúc hoàn toàn với mâm nhiệt sẽ sử dụng được hết nhiệt năng từ mâm nhiệt giúp bạn tiết kiệm năng lượng, giảm hoá đơn điện.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Như việc chọn đúng chức năng nấu thì việc bạn căn chỉnh nhiệt độ cho từng loại món ăn cũng rất cần thiết. Do thói quen làm nóng nồi, chảo trước khi sử dụng, nhiều người dùng thường chỉnh nhiệt độ quá cao khi mới bật bếp. Thói quen này có thể gây cháy nồi, chảo vì bếp hồng ngoại có khả năng cung cấp nhiệt nhanh chóng.
Bạn nên để nhiệt độ bếp từ thấp rồi điều chỉnh dần theo nhu cầu. Sử dụng nhiệt độ phù hợp giúp thức ăn của bạn không bị cháy khét.
2. Cách vệ sinh bếp hồng ngoại hàng ngày
Bạn chỉ cần sử dụng khăn vải ẩm hoặc khăn giấy để lau sạch mặt kính và bề mặt xung quanh của bếp. Đây là cách vệ sinh hàng ngày, sau khi nấu ăn giúp cho mặt kính của bếp luôn sáng bóng.
Độ bóng của mặt kính sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng các hoá chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn. Lau chùi thường xuyên giúp bụi bẩn, thức ăn, gia vị không bám lại quá lâu trên bề mặt gây ảnh hưởng đến hiệu suất và thẩm mỹ của bếp.
3. Cách vệ sinh bếp hồng ngoại sau khi nướng
Vì tính tiện dụng của mình, bếp hồng ngoại thường được sử dụng trong các bữa tiệc nướng. Tuy nhiên, vệ sinh bếp hồng ngoại sau khi nướng là việc làm hết sức cần thiết. Để vệ sinh bếp, bạn cần:
Bước 1: Bạn nên sử dụng khăn giấy hoặc khăn vải để lau sơ các vết mỡ, vụn thức ăn từ thực phẩm bám trên mặt bếp.
Bước 2: Sử dụng nước rửa chén hoặc Cif và khăn, bọt biển để lau sạch mỡ còn sót lại
Bước 3: Sử khăn và nước sạch để lau sạch mặt toàn bộ bếp.
Mẹo nhỏ: Nếu sau tiệc nướng bếp có những vết cháy khét do vụn thực phẩm rơi xuống bề mặt bếp, thì tham khảo cách ở dưới đây ngay nhé!
4. Vệ sinh bếp hồng ngoại bị cháy mặt kính
Các vết bẩn đã khô, cháy khét cứng đầu bám chặt trên bề mặt bếp có lẽ là nỗi ám ảnh với nhiều người. Nhưng nếu bạn biết cách vệ sinh thì việc này sẽ không phải vấn đề quá khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Sử dụng dụng dung dịch sủi bọt hoặc Cif đậm đặc xịt đều lên bề mặt bếp, để từ 3-5 phút để dung dịch phát huy tác dụng.
Bước 2: Sử dụng dao cạo chuyên dụng, đặt dao hợp với mặt bếp theo góc từ 30-45 độ sau đó đẩy sạch các vết bẩn ra khỏi bề mặt bếp.
Bước 3: Dùng nước rửa chén hoặc Cif dạng xịt cùng với khăn vải, bọt biển lau đi vụn bẩn còn sót lại trên bề mặt bếp
Bước 4: Lau lại bếp với khăn và nước sạch.
5. Vệ sinh mặt bếp hồng ngoại bị dính nhựa nóng chảy
Trong quá trình sử dụng bếp hồng ngoại, nếu bạn làm đổ đường hoặc nhựa lên trên bề mặt bếp đang nóng, gây nóng chảy nó có thể làm hỏng hoàn toàn mặt kính của bếp hồng ngoại. Khi nhận thấy những vẫn đề này bạn nên tắt bếp và loại bỏ chúng ngay. Bạn cần:
Bước 1: Tắt bếp và đeo găng tay lò nướng để loại bỏ nhựa và đường nóng chảy với dao cạo chuyên dụng.
Bước 2: Để bếp nguội dần, sử dụng kem làm sạch và khăn vải để làm sạch
Bước 3: Sử dụng khăn vải và nước sạch để lau lại.
6. Vệ sinh bếp hồng ngoại bị ố vàng mặt kính
Trong trường hợp mặt bếp của bị ố vàng do nước súp trào ra khi đun sôi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất và thẩm mỹ của bếp. Ngoài ra nếu bạn không vệ sinh vết bẩn này sẽ xuất hiện tình trạng mặt bếp bị cháy. Việc loại bỏ các vết ố vàng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các vết cháy. Sau đây Guvi sẽ hướng dẫn bạn cách để xử lý tình trạng này với giấm và Baking soda:
Bước 1: Pha giấm trắng và nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Xịt dung dịch vừa pha lên trên mặt bếp, để im trong vòng 5 phút (trong hình bước 1)
Bước 2: Lau sơ bằng khăn vải ẩm hoặc khăn giấy, sau đó đổ baking soda đều lên mặt bếp để khoảng 15-20 phút baking soda và giấm phát huy tác dụng.
Bước 3: Dùng dao cạo, khăn ẩm và bọt biển lau sạch hỗn hợp trên.
Bước 4: Dùng khăn vải và nước sạch lau lại.
Lời kết
Guvi mong rằng với những lưu ý và cách vệ sinh bếp hồng ngoại bên trên sẽ giúp bếp của bạn tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Nếu bạn có biết thêm những mẹo làm sạch bếp nào hữu ích hãy chia sẻ với Guvi nhen!
Ngoài ra, nếu bạn đang cần người dọn dẹp, vệ sinh phòng bếp – nhà cửa hãy book ngay dịch vụ giúp việc theo giờ nhé!
>>> Xem thêm:
- [Từ A-Z] Cách Vệ Sinh Lo Vi Sóng Bị Mốc, Ố Vàng
- Cách Vệ Sinh Máy Xay Sinh Tố Đa Năng Chỉ Với 4 Bước
- [Hướng Dẫn] Cách Vệ Sinh Bình Thuỷ Điện Bị Cặn Ố Vàng
Để lại một phản hồi