Hiện nay, lò vi sóng là một thiết bị giúp ích rất nhiều trong quá trình nấu nướng. Vậy bạn đã biết cách xử lý các vấn đề phát sinh khi sử dụng? Cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc nhanh và đơn giản nhất sẽ được Guvi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!
Thức ăn, bụi bẩn bám bên trong lò lâu ngày sẽ sinh ra nấm mốc, vi khuẩn. Môi trường bên trong lò vi sóng là môi trường kín, giúp cho chúng có thể phát triển một cách thuận lợi nhất.
Việc sử dụng lò vi sóng có vi khuẩn và nấm mốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó những vết rỉ sét lâu ngày có thể gây cháy nổ, biến dạng khung của lò, làm rò rỉ bức xạ. Điều này hết sức nguy hiểm cho người dùng vì bếp là một trong những không gian sinh hoạt chính của gia đình. Nhiễm bức xạ có thể gây nên các bệnh lý về mắt, tim mạch hay gây ung thư.
Bạn nên vệ sinh lò định kỳ từ 1-2 lần một tháng và lau rửa dầu mỡ, vụn thức ăn sau khi sử dụng.
Với các tiện ích của lò vi sóng, bạn có thể sử dụng nó hàng ngày. Trong quá trình sử dụng, lò vi sóng của bạn sẽ bị bẩn vì vụn thức ăn, dầu mỡ, nước súp,…
Nếu bạn sử dụng lò mà không thường xuyên vệ sinh thì những vết bẩn bám dưới sự tác động của nhiệt độ của lò sẽ bám chặt hơn, cháy khét gây ố vàng. Với những vết bẩn có muối, giấm bám vào bề mặt kim loại sẽ tạo ra những vết rỉ sét. Hãy tham khảo ngay các mẹo làm sạch dưới đây:
2.1. Cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc
Những vết mốc có thể dễ dàng loại bỏ với một số nguyên liệu có sẵn như giấm, chanh, baking soda. Đây là cách cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc nhanh và đơn giản nhất mà bạn có thể làm tại nhà.
Chanh: Lấy nước vào khoảng ½ bát, vắt nửa trái chanh và bỏ vỏ vào bát. Đặt bát vào trong lò, bật lò quay từ 3 – 5 phút tuỳ theo công suất của lò. Sau đó lấy bát, đĩa xoay ra (bạn chỉ cần vệ sinh đĩa xoay với nước rửa chén) và lau chùi sạch bằng khăn vải thấm nước chanh trong bát.
Giấm: Bạn chỉ cần thay thế chanh bằng giấm. Pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:5 rồi thực hiện như trên.
Baking soda:
Bước 1: Trộn đều baking soda với nước theo tỉ lệ 2:1 để được 1 hỗn hợp đặc sệt.
Bước 2: Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt bếp. Để im trong vòng 5 phút.
Bước 3: Lau sạch hỗn hợp được thoa lên bằng khăn vải ẩm hoặc miếng bọt biển.
Bước 4: Sử dụng khăn sạch khác hoặc khăn giấy để lau sạch baking soda còn sót lại.
Lưu ý: Ở bước 2, tránh các lỗ thông hơi, bộ phận làm nóng của lò khi thoa baking soda.
2.2. Cách vệ sinh lò vi sóng bị ố vàng
Với các vết dầu mỡ bám lên thành bếp lâu ngày sẽ gây ra các vết ố vàng. Những vết bẩn này không chỉ mất vệ sinh mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của lò. Để loại bỏ nó, bạn có thể sử dụng baking soda và giấm. Bạn cần làm là:
Bước 1: Trộn đều baking soda và nước theo tỉ lệ 1:2 để có được 1 hỗn hợp đặc sệt.
Bước 2: Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên các vùng bị ố vàng, để qua 12 tiếng hoặc qua đêm.
Bước 3: Sử dụng giấm để nhũ hoá baking soda, sử dụng khăn vải để lau toàn bộ bề mặt trong của lò.
Bước 4: Sử dụng khăn sạch khác hoặc khăn giấy để lau sạch baking soda còn sót lại.
Lưu ý: Mặc dù baking soda và giấm đều lành tính nhưng bạn vẫn nên đeo găng tay khi lau chùi để đảm bảo vệ sinh, tránh tay bị ám mùi.
2.3. Vệ sinh lò vi sóng bị rỉ sét
Các vết rỉ sét lâu ngày sẽ lan rộng, có thể gây biến dạng khung của lò vi sóng. Vì thế bạn nên xử lý nó ngay từ khi vừa xuất hiện, vệ sinh lò vi sóng bị rỉ sét là không phải và một vấn đề quá khó khăn.
Để xử lý nó, bạn có thể sử dụng giấy nhám chà sát vết rỉ hoặc dùng axeton và khăn vải để loại bỏ các vết rỉ sét. Sau đó lau sạch bằng khải vải ẩm của lau sạch. Bạn cũng có thể sử dụng sơn chống rỉ để sơn lại, để sơn khô và bạn có thể tiếp tục sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng axetone bạn nên sử dụng gang tay cao su và đảm bảo làm sạch axetone trước lần sử dụng tiếp theo.
Nếu bạn phiền lòng vì lò vi sóng có mùi hôi khó chịu sau một thời gian sử dụng. Guvi sẽ mách cho bạn một số mẹo sau đây để khử đi mùi này nhé:
Chanh và hoa quế: Khi thực hiện vệ sinh lò vi sóng bằng chanh, bạn chỉ cần bỏ thêm 1-3 bông hoa quế hồi khô vào bát khi đun.
Than củi: Bạn hãy bọc một vài miếng than củi vào trong giấy báo vào trong lò, để qua đêm. Vì than củi có tính hấp thụ rất cao nên có thể loại bỏ mùi của các thực phẩm nặng mùi.
Bã cà phê: Vì sở hữu Nitơ trong bảng thành phần, bã cà phê có thể hấp thụ, trung hoà các mùi không mong muốn xuất hiện trong lò vi sóng. Bạn chỉ cần cho 2 thìa bã cà phê vào ½ bát nước, quay trong lò từ 5-10 phút tuỳ theo công suất lò đang sử dụng.
Bạn cũng có thể hạn chế mùi hôi bằng cách để mở lò sau khi nấu ăn. Việc này sẽ giúp mùi thức ăn bay đi, hạn chế tối đa việc tích tụ mùi.
4. Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng
Vệ sinh lò vi sóng khi mới mua về
Khi mua lò vi sóng về bạn không nên sử dụng ngay mà hãy vệ sinh trước để loại bỏ bụi trong quá trình sản xuất và mùi của lò mới. Tránh cho thức ăn bị dính bụi và ám mùi lạ. Bạn có thể dùng chanh và khăn vải ẩm:
Bước 1: Vắt 2 quả tắc vào ½ bát nước sạch, hãy bỏ cả vỏ tắc vào bát sau đó đặt vào lò.
Bước 2: Bật lò trong khoảng 7 phút tùy theo công suất lò của bạn.
Bước 3: Đeo bao tay để lấy bát ra, sử dụng khăn vải thấm nước trong bát lau sạch cả bên trong và bên ngoài lò.
Để nơi thoáng mát
Bạn không nên đặt lò ở trong tủ hoặc sát tường, hãy đặt lò ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh xa những nơi ẩm ướt. Tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Để tiết kiệm diện tích, một số gia đình thường đặt lò vi sóng trên tủ lạnh hay đặt sát cạnh những thiết bị gia dụng khác. Việc này hết sức nguy hiểm, vì khi đặt lò cạnh các thiết bị điện gia dụng tỏa nhiệt dễ xảy ra cháy nổ. Giữ khoảng cách an toàn với bếp ga, bếp hồng ngoại, nồi cơm điện… Nếu lò vi sóng của bạn có công suất lớn hãy sử dụng ổ điện riêng.
Không đậy kín nắp
Nếu thức ăn để trong hộp, nồi đậy kín hoàn toàn với nhiệt độ của lò khi sử dụng sẽ làm tăng áp suất có thể xảy ra tình trạng phát nổ. Tình trạng cũng xảy ra với các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc.
Sử dụng nắp đậy, màng bọc sẽ giúp cho thức ăn không bị rơi vãi, nhanh nóng và nóng lâu hơn. Vì thế bạn hãy để hở hoặc đục một lỗ nhỏ trên màng bọc để giúp hơi nước được thoát ra, tránh tình trạng tăng áp suất.
Không sử dụng đồ kim loại
Bạn có thể để các vật dụng từ sứ, gốm và thuỷ tinh và một số loại nhựa vào lò vi sóng nhưng hãy nói không với kim loại. Lò vi sóng sử dụng sóng viba để làm nóng thực phẩm nên nếu bạn sử dụng nồi, hộp làm từ kim loại thức ăn sẽ không được làm nóng do chất liệu này sẽ phản xạ lại sóng viba. Nguy hiểm hơn là khi bạn bỏ giấy bạc vào lò, có thể gây cháy do chập điện.
Lưu ý: Hộp xốp cũng rất nguy hiểm với lò vi sóng. Nhiệt độ của lò sẽ làm nóng chảy hộp xốp vì nó được làm từ nhựa tổng hợp. Nhựa nóng chảy có thể gây hư hại nặng cho lò vi sóng. Nếu bạn để nhiệt độ thấp tránh gây chảy nhựa thì việc sử dụng hộp xốp cũng là không nên vì những chất độc hại vẫn phôi nhiễm vào thức ăn gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rút phích cắm điện
Để hoá đơn tiền điện không tăng lên, bạn hãy rút phích cắm của lò khi không sử dụng. Lò vi sóng của bạn sẽ luôn ở trong chế độ chờ khi được kết nối với nguồn điện. Để tiết kiệm năng lượng cũng như tiền bạc, chỉ nên cắm điện khi cần sử dụng.
Khi bạn lau rửa lò vi sóng, hãy chắc chắn rằng phích cắm đã được rút ra khỏi ổ điện để tránh gây chập cháy hay điện giật.
Không dùng bàn chải kim loại để vệ sinh lò vi sóng
Bàn chải kim loại, búi sắt có thể gây ra các vết xước trên bề mặt bếp từ. Bụi bẩn, vụn thức ăn sẽ bám chặt hơn nhờ các vết xước này. Ngoài ra nó còn làm giảm tính thẩm mỹ.
Vệ sinh cả đĩa xoay và xung quanh lò
Đây là một lưu ý quan trọng, nhiều người thường chỉ vệ sinh bên trong lò mà bỏ quên đĩa xoay và các bề mặt bên ngoài. Việc này là không nên vì đĩa xoay vẫn có vi khuẩn và nấm mốc, như vậy việc vệ sinh bề mặt bên trong là vô nghĩa.
Bạn chỉ cần tháo đĩa xoay và làm sạch bằng nước rửa chén thông thường, để khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào máy. Tiếp theo, bạn dùng khăn ẩm lau xung quanh bếp để loại bỏ bụi bẩn, vụn thức ăn.
5. Lời kết
Trên đây là một số lưu ý và cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc, ố vàng, rỉ sét mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những kiến thức trong chuyên mục vệ sinh nhà bếp mà Guvi đã chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, hãy đặt dịch vụ giúp việc theo giờ tại Guvi nhé!
5 Bước Vệ Sinh Lò Vi Sóng Bị Mốc, Ố Vàng, Rỉ Sét
Hiện nay, lò vi sóng là một thiết bị giúp ích rất nhiều trong quá trình nấu nướng. Vậy bạn đã biết cách xử lý các vấn đề phát sinh khi sử dụng? Cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc nhanh và đơn giản nhất sẽ được Guvi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!
Mục lục
1. Tác hại khi không vệ sinh lò vi sóng đúng cách
Thức ăn, bụi bẩn bám bên trong lò lâu ngày sẽ sinh ra nấm mốc, vi khuẩn. Môi trường bên trong lò vi sóng là môi trường kín, giúp cho chúng có thể phát triển một cách thuận lợi nhất.
Việc sử dụng lò vi sóng có vi khuẩn và nấm mốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó những vết rỉ sét lâu ngày có thể gây cháy nổ, biến dạng khung của lò, làm rò rỉ bức xạ. Điều này hết sức nguy hiểm cho người dùng vì bếp là một trong những không gian sinh hoạt chính của gia đình. Nhiễm bức xạ có thể gây nên các bệnh lý về mắt, tim mạch hay gây ung thư.
Bạn nên vệ sinh lò định kỳ từ 1-2 lần một tháng và lau rửa dầu mỡ, vụn thức ăn sau khi sử dụng.
Tham khảo:
2. Các cách vệ sinh lò vi sóng
Với các tiện ích của lò vi sóng, bạn có thể sử dụng nó hàng ngày. Trong quá trình sử dụng, lò vi sóng của bạn sẽ bị bẩn vì vụn thức ăn, dầu mỡ, nước súp,…
Nếu bạn sử dụng lò mà không thường xuyên vệ sinh thì những vết bẩn bám dưới sự tác động của nhiệt độ của lò sẽ bám chặt hơn, cháy khét gây ố vàng. Với những vết bẩn có muối, giấm bám vào bề mặt kim loại sẽ tạo ra những vết rỉ sét. Hãy tham khảo ngay các mẹo làm sạch dưới đây:
2.1. Cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc
Những vết mốc có thể dễ dàng loại bỏ với một số nguyên liệu có sẵn như giấm, chanh, baking soda. Đây là cách cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc nhanh và đơn giản nhất mà bạn có thể làm tại nhà.
Chanh: Lấy nước vào khoảng ½ bát, vắt nửa trái chanh và bỏ vỏ vào bát. Đặt bát vào trong lò, bật lò quay từ 3 – 5 phút tuỳ theo công suất của lò. Sau đó lấy bát, đĩa xoay ra (bạn chỉ cần vệ sinh đĩa xoay với nước rửa chén) và lau chùi sạch bằng khăn vải thấm nước chanh trong bát.
Giấm: Bạn chỉ cần thay thế chanh bằng giấm. Pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:5 rồi thực hiện như trên.
Baking soda:
Bước 1: Trộn đều baking soda với nước theo tỉ lệ 2:1 để được 1 hỗn hợp đặc sệt.
Bước 2: Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt bếp. Để im trong vòng 5 phút.
Bước 3: Lau sạch hỗn hợp được thoa lên bằng khăn vải ẩm hoặc miếng bọt biển.
Bước 4: Sử dụng khăn sạch khác hoặc khăn giấy để lau sạch baking soda còn sót lại.
Lưu ý: Ở bước 2, tránh các lỗ thông hơi, bộ phận làm nóng của lò khi thoa baking soda.
2.2. Cách vệ sinh lò vi sóng bị ố vàng
Với các vết dầu mỡ bám lên thành bếp lâu ngày sẽ gây ra các vết ố vàng. Những vết bẩn này không chỉ mất vệ sinh mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của lò. Để loại bỏ nó, bạn có thể sử dụng baking soda và giấm. Bạn cần làm là:
Bước 1: Trộn đều baking soda và nước theo tỉ lệ 1:2 để có được 1 hỗn hợp đặc sệt.
Bước 2: Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên các vùng bị ố vàng, để qua 12 tiếng hoặc qua đêm.
Bước 3: Sử dụng giấm để nhũ hoá baking soda, sử dụng khăn vải để lau toàn bộ bề mặt trong của lò.
Bước 4: Sử dụng khăn sạch khác hoặc khăn giấy để lau sạch baking soda còn sót lại.
Lưu ý: Mặc dù baking soda và giấm đều lành tính nhưng bạn vẫn nên đeo găng tay khi lau chùi để đảm bảo vệ sinh, tránh tay bị ám mùi.
2.3. Vệ sinh lò vi sóng bị rỉ sét
Các vết rỉ sét lâu ngày sẽ lan rộng, có thể gây biến dạng khung của lò vi sóng. Vì thế bạn nên xử lý nó ngay từ khi vừa xuất hiện, vệ sinh lò vi sóng bị rỉ sét là không phải và một vấn đề quá khó khăn.
Để xử lý nó, bạn có thể sử dụng giấy nhám chà sát vết rỉ hoặc dùng axeton và khăn vải để loại bỏ các vết rỉ sét. Sau đó lau sạch bằng khải vải ẩm của lau sạch. Bạn cũng có thể sử dụng sơn chống rỉ để sơn lại, để sơn khô và bạn có thể tiếp tục sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng axetone bạn nên sử dụng gang tay cao su và đảm bảo làm sạch axetone trước lần sử dụng tiếp theo.
Xem thêm:
3. Khử mùi cho lò vi sóng
Nếu bạn phiền lòng vì lò vi sóng có mùi hôi khó chịu sau một thời gian sử dụng. Guvi sẽ mách cho bạn một số mẹo sau đây để khử đi mùi này nhé:
Bạn cũng có thể hạn chế mùi hôi bằng cách để mở lò sau khi nấu ăn. Việc này sẽ giúp mùi thức ăn bay đi, hạn chế tối đa việc tích tụ mùi.
4. Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng
Vệ sinh lò vi sóng khi mới mua về
Khi mua lò vi sóng về bạn không nên sử dụng ngay mà hãy vệ sinh trước để loại bỏ bụi trong quá trình sản xuất và mùi của lò mới. Tránh cho thức ăn bị dính bụi và ám mùi lạ. Bạn có thể dùng chanh và khăn vải ẩm:
Bước 1: Vắt 2 quả tắc vào ½ bát nước sạch, hãy bỏ cả vỏ tắc vào bát sau đó đặt vào lò.
Bước 2: Bật lò trong khoảng 7 phút tùy theo công suất lò của bạn.
Bước 3: Đeo bao tay để lấy bát ra, sử dụng khăn vải thấm nước trong bát lau sạch cả bên trong và bên ngoài lò.
Để nơi thoáng mát
Bạn không nên đặt lò ở trong tủ hoặc sát tường, hãy đặt lò ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh xa những nơi ẩm ướt. Tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Để tiết kiệm diện tích, một số gia đình thường đặt lò vi sóng trên tủ lạnh hay đặt sát cạnh những thiết bị gia dụng khác. Việc này hết sức nguy hiểm, vì khi đặt lò cạnh các thiết bị điện gia dụng tỏa nhiệt dễ xảy ra cháy nổ. Giữ khoảng cách an toàn với bếp ga, bếp hồng ngoại, nồi cơm điện… Nếu lò vi sóng của bạn có công suất lớn hãy sử dụng ổ điện riêng.
Không đậy kín nắp
Nếu thức ăn để trong hộp, nồi đậy kín hoàn toàn với nhiệt độ của lò khi sử dụng sẽ làm tăng áp suất có thể xảy ra tình trạng phát nổ. Tình trạng cũng xảy ra với các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc.
Sử dụng nắp đậy, màng bọc sẽ giúp cho thức ăn không bị rơi vãi, nhanh nóng và nóng lâu hơn. Vì thế bạn hãy để hở hoặc đục một lỗ nhỏ trên màng bọc để giúp hơi nước được thoát ra, tránh tình trạng tăng áp suất.
Không sử dụng đồ kim loại
Bạn có thể để các vật dụng từ sứ, gốm và thuỷ tinh và một số loại nhựa vào lò vi sóng nhưng hãy nói không với kim loại. Lò vi sóng sử dụng sóng viba để làm nóng thực phẩm nên nếu bạn sử dụng nồi, hộp làm từ kim loại thức ăn sẽ không được làm nóng do chất liệu này sẽ phản xạ lại sóng viba. Nguy hiểm hơn là khi bạn bỏ giấy bạc vào lò, có thể gây cháy do chập điện.
Lưu ý: Hộp xốp cũng rất nguy hiểm với lò vi sóng. Nhiệt độ của lò sẽ làm nóng chảy hộp xốp vì nó được làm từ nhựa tổng hợp. Nhựa nóng chảy có thể gây hư hại nặng cho lò vi sóng. Nếu bạn để nhiệt độ thấp tránh gây chảy nhựa thì việc sử dụng hộp xốp cũng là không nên vì những chất độc hại vẫn phôi nhiễm vào thức ăn gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rút phích cắm điện
Để hoá đơn tiền điện không tăng lên, bạn hãy rút phích cắm của lò khi không sử dụng. Lò vi sóng của bạn sẽ luôn ở trong chế độ chờ khi được kết nối với nguồn điện. Để tiết kiệm năng lượng cũng như tiền bạc, chỉ nên cắm điện khi cần sử dụng.
Khi bạn lau rửa lò vi sóng, hãy chắc chắn rằng phích cắm đã được rút ra khỏi ổ điện để tránh gây chập cháy hay điện giật.
Không dùng bàn chải kim loại để vệ sinh lò vi sóng
Bàn chải kim loại, búi sắt có thể gây ra các vết xước trên bề mặt bếp từ. Bụi bẩn, vụn thức ăn sẽ bám chặt hơn nhờ các vết xước này. Ngoài ra nó còn làm giảm tính thẩm mỹ.
Vệ sinh cả đĩa xoay và xung quanh lò
Đây là một lưu ý quan trọng, nhiều người thường chỉ vệ sinh bên trong lò mà bỏ quên đĩa xoay và các bề mặt bên ngoài. Việc này là không nên vì đĩa xoay vẫn có vi khuẩn và nấm mốc, như vậy việc vệ sinh bề mặt bên trong là vô nghĩa.
Bạn chỉ cần tháo đĩa xoay và làm sạch bằng nước rửa chén thông thường, để khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào máy. Tiếp theo, bạn dùng khăn ẩm lau xung quanh bếp để loại bỏ bụi bẩn, vụn thức ăn.
5. Lời kết
Trên đây là một số lưu ý và cách vệ sinh lò vi sóng bị mốc, ố vàng, rỉ sét mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những kiến thức trong chuyên mục vệ sinh nhà bếp mà Guvi đã chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, hãy đặt dịch vụ giúp việc theo giờ tại Guvi nhé!
Tìm hiểu thêm:
Chủ Đề