5 Bước Vệ Sinh Máy Lạnh Âm Trần, Âm Tường Hiệu Quả

Chia sẻ

Không phải ai cũng biết cách vệ sinh máy lạnh âm trần, âm tường đúng chuẩn. Để giúp máy hoạt động ổn định hơn, giữ được độ bền lâu dài.  Sau một thời gian dài hoạt động, các bộ lọc bên trong máy điều hòa âm trần sẽ bị bám bụi nặng, gây tắc nghẽn, tích tụ hơi ẩm có thể gây nấm mốc hỏng máy… Vì vậy, chúng ta cần phải vệ sinh máy lạnh âm trần, âm tường ngay. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Guvi, để tìm hiểu từng bước vệ sinh máy, đảm bảo độ sạch sẽ, an toàn.

Tại sao cần phải vệ sinh máy lạnh âm trần, điều hòa âm tường?

vệ sinh máy lạnh âm trần

Máy lạnh (điều hòa) âm trần thuộc dòng máy lạnh thông dụng nhất trên thị trường. Được thiết kế để nằm trên trần nhà với khả năng làm mát lạnh với diện tích lớn.

  • Thường có hình dáng hiện đại, tinh tế
  • Được các tòa nhà, văn phòng công ty, siêu thị điện máy tin dùng

Do điều hòa âm trần, âm tường phục vụ cho các cơ sở kinh doanh là chủ yếu, với công suất lớn và sử dụng thường xuyên. Khiến cho loại máy lạnh cũng dễ bám bụi bẩn, thiếu gas, nên cần được vệ sinh sạch sẽ định kỳ nhằm đem lại:

  • Bầu không khí trong lành
  • Mỹ quan đẹp cho không gian văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại…

Tìm hiểu:

Vệ sinh máy lạnh âm trần cần chuẩn bị những điều gì?

chuẩn bị dụng cụ

  • Chuẩn bị đồ nghề và dụng cụ vệ sinh cho máy lạnh âm trần như: Thang gấp (không bị lung lay, không rỉ sét), khăn lau, máy bơm nước, kìm, mỏ lết, tua vít, ampe, đồng hồ gas…
  • Ngắt nguồn điện của máy lạnh âm trần, âm tường trước khi vệ sinh khoảng 4 tiếng. Nhằm tránh tình trạng các bộ phận khác của máy còn tích điện
  • Kiểm tra kỹ tình hình hoạt động của máy xem có bị hỏng chỗ nào trước không?
  • Chuẩn bị xô, chậu hứng nước

Cách vệ sinh máy lạnh âm trần, máy điều hòa âm tường

Bước 1: Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh âm trần nối ống gió

vệ sinh màn lọc của máy lạnh

Bước đầu, bạn hãy tháo lưới lọc tại miệng hút và miệng của máy lạnh ra để làm sạch. Việc tháo lắp lưới lọc này tương đối dễ, do nó thường được gắn vào các hộp gió của miệng hút và miệng thổi bằng các gờ nên rất dễ tháo lắp.

Bạn sẽ tiến hành làm sạch lưới lọc này bằng máy bơm xịt rửa áp lực cao để vệ sinh lưới lọc. Bạn nhớ xịt rửa lưới lọc thật sạch sẽ và cẩn thận.

Tiếp đến, bạn hãy dùng một chiếc khăn vải ướt để làm sạch mặt nạ của hai miệng hút và thổi rồi chùi sạch lại một lần nữa bằng khăn vải khô.

  • Để bảo đảm mặt nạ của 2 miệng này được vệ sinh sạch sẽ, làm tăng tính thẩm mỹ.
  • Trường hợp các mặt nạ này quá bẩn thì bạn có thể dùng một xít xà phòng có tính tẩy nhẹ và khăn vải ướt để làm sạch.

Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh của điều hòa âm trần, âm tường

cách vệ sinh dàn máy lạnh âm trần âm tường

Máy lạnh âm trần, âm tường được lắp đặt phía bên trên trần nhà và chỉ có một con đường duy nhất tiếp xúc được với nó là thông qua lỗ thăm trần. Vì vậy, việc làm sạch dàn lạnh máy lạnh âm trần nối ống gió là công đoạn khó và quan trọng nhất.

Dàn lạnh của máy điều hòa âm trần thường có kích cỡ lớn. Thế nhưng, những lô thăm trần lại có kích thước nhỏ nên chúng ta sẽ không thể tiếp xúc được hầu hết mọi ngóc ngách và góc cạnh của thiết bị.

Cho nên, tùy vào từng trường hợp cụ thể để chúng ta có phương án làm sạch dàn lạnh cho phù hợp.

  • Nếu bạn có thể trèo lên để tháo được các bộ phận của dàn lạnh ra để làm sạch thì ta tiếp tục tiến hành
  • Còn không được thì bạn cần tham khảo ý kiến của gia chủ hoặc chủ tòa nhà để có phương án tháo lắp phù hợp nhất

Khi bạn có thể tiếp cận với được toàn bộ dàn lạnh của thiết bị một cách chắc chắn thì chúng ta sẽ tiến hành gỡ các bộ phận kết nối dàn lạnh như hộp gió hồi và gió cấp. Hầu hết, các hộp gió hồi cũng được trang bị lưới lọc (tùy sản phẩm) để bảo đảm ngăn chất bụi bẩn trước khi luồng không khí đi vào dàn trao đổi nhiệt của máy lạnh. Nếu thiết bị có lưới lọc này thì bạn hãy:

  • Tháo lưới lọc
  • Tiếp theo tháo hai hộp gió ra

Các hộp gió của điều hòa thường được gắn vào dàn lạnh bằng vít đuôi cá nên bạn có thể dùng máy khoan pin cầm tay hoặc tua vít để tháo nha.

Tháo hộp gió

Sau khi tháo hộp gió hồi và gió cấp, bạn hãy:

  • Sử dụng tấm bạt che chắn toàn bộ phía dưới đáy của điều hòa để bảo đảm rằng nước bơm xịt vào máy sẽ được chảy vào bạt che và chảy xuống xô đựng nước đã chuẩn bị phía dưới
  • Nhớ phòng tránh nước đổ ra ngoài làm hư hỏng các thiết bị điện xung quanh và trần thạch cao

Bạn dùng bơm cao áp xịt vệ sinh thật kỹ dàn trao đổi nhiệt của máy lạnh âm trần:

  • Dàn trao đổi nhiệt được xem là khu vực bám nhiều chất bẩn nhất và đây cũng là lý do khiến cho máy làm lạnh bị yếu.
  • Tiếp theo, bạn hãy xịt rửa và làm sạch cánh quạt dàn lạnh. Tùy thuộc mức độ bụi bẩn cụ thể mà bạn nên cân nhắc có cần vệ sinh khu vực này hay không nhé.
  • Thêm vào đó, khi vệ sinh, bạn cần phải che chắn thật kỹ phần mô tơ quạt và bo mạch để tránh nước lọt vào gây hỏng thiết bị.

Sau cùng, bạn hãy làm sạch bụi bẩn, các chất bẩn bám chặt trong máng thoát nước để quá trình thoát nước của máy lạnh được diễn ra thông suốt. Sau khi đã làm sạch sẽ mọi bộ phận của dàn lạnh, bạn hãy tiến hành lắp đặt các bộ phận trở lại như ban đầu.

Bước 3: Vệ sinh máy lạnh âm trần – Làm sạch dàn nóng

vệ sinh máy lạnh âm trần dàn nóng

Dàn nóng của máy lạnh âm trần thường được lắp đặt bên ngoài trời như các loại điều hòa khác. Nếu chu đáo, bạn có thể tiến hành tháo vỏ dàn nóng máy lạnh ra rồi dùng bơm cao áp xịt rửa sạch sẽ toàn bộ phần dàn trao đổi nhiệt của thiết bị.

Bạn cũng cần xịt rửa phần đế của máy vì khu vực này cũng rất bẩn và nếu không được làm sạch có thể gây han gỉ và làm hỏng vỏ đế máy hàn trao đổi nhiệt.

Trường hợp bạn không muốn tháo vỏ của dàn nóng ra thì có thể để nguyên vỏ và chỉ cần phun xịt rửa phần cán quạt dàn nóng và dàn trao đổi nhiệt cũng được.

Các bạn cần lưu ý:

  • Khi xịt rửa cánh quạt dàn nóng thì cần dùng tua vít để giữ cánh quạt lại không cho nó quay tự do. Vì khi xịt rửa với áp lực lớn có thể làm cánh quạt quay tốc độ cao, dễ dẫn đến tình trạng nước bắn vào làm cháy mô tơ.
  • Thêm vào đó, khi làm sạch dàn nóng, các bạn cần lưu ý là không được xịt rửa đến phần điện và phần máy nén của máy lạnh.
  • Đặc biệt, đối với các loại máy điều hòa âm trần được trang bị công nghệ Inverter thì càng không cho nước bắn vào khu vực này vì sẽ gây hư hỏng bo mạch chủ.

Cuối cùng, sau khi vệ sinh các bộ phận của dàn nóng xong, các bạn cũng tiến hành lắp đặt tất cả các bộ phận trở lại như ban đầu.

Bước 4: Nạp gas bổ sung cho máy lạnh âm trần, điều hòa âm tường

cách vệ sinh máy lạnh âm trần âm tường

Sau khi vệ sinh máy lạnh âm trần, âm tường xong, các bạn hãy tiến hành cho máy lạnh hoạt động lại. Sau đó, đo đạc các thông số kỹ thuật của thiết bị, kiểm tra tình trạng hoạt động và kiểm tra áp suất gas của điều hòa. Nếu máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas thì các bạn hãy tiến hành bảo trì thiết bị.

Quá trình nạp gas cho điều hòa âm trần cũng tương tự như quá trình nạp gas cho các loại máy lạnh khác.

  • Đầu tiên, các bạn cần đọc xem trên dàn nóng là máy dùng loại gas nào và cường độ dòng điện hoạt động của máy là bao nhiêu?
  • Sau đó mới tiến hành tra đồng hồ gas và đồng hồ đo điện vào máy để tiến hành nạp gas

Tùy thuộc vào từng loại gas mà điều hòa đang dùng. Để bạn có phương pháp nạp gas cho đúng. Khi nạp gas cho máy lạnh, bạn cần theo dõi cả hai là đồng hồ đo điện và đồng hồ gas để đảm bảo gas được nạp vào đúng định mức, không bị thiếu hoặc bị dư thừa gas. Thêm vào đó, dòng điện hoạt động của máy lạnh cũng phải đúng theo thông số dòng điện có ghi trên máy nhen.

Bước 5: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh xung quanh

Sau khi đã hoàn tất việc vệ sinh máy lạnh âm trần, âm tường. Bạn cần thu gom, dọn dẹp các dụng cụ. Kiểm tra một lần nữa, xem các thiết bị đã được gắn chặt chẽ hay chưa. Đồng thời, vệ sinh chung khu vực xung quanh máy lạnh khi có bụi bẩn rơi xuống.

Tìm hiểu thêm:

Những lưu ý trong việc vệ sinh máy lạnh, điều hòa âm trần

vệ sinh máy lạnh âm trần

  • Dàn lạnh và cục nóng của máy lạnh âm trần đều được lắp đặt ở vị trí khá là cao, vì vậy, khi vệ sinh máy lạnh âm trần, điều hòa âm tường người thực hiện cần đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và thiết bị để tránh xảy ra các sự cố bất ngờ nhé.
  • Quá trình nạp gas cho máy lạnh âm trần cần đảm bảo đúng kỹ thuật và nên dùng các phụ kiện máy lạnh chính hãng. Để bảo đảm an toàn cho người thợ và tránh gây rò rỉ và thất thoát khí gas ra bên ngoài.
  • Trước khi làm sạch máng nước phải xả nước ở trong máng ra trước. Chuẩn bị xô chậu hứng nước, bởi vì trước khi cho đến khi chảy hết nước ra.
  • Để tránh làm biến dạng cánh tản nhiệt trong quá trình làm sạch bạn nên xịt nước xuôi thẳng theo chiều của cánh tản nhiệt.
  • Đối với bo mạch kiểm tra thật kỹ tình trạng có bị ẩm ướt gì không? Nối đầu dây theo thứ tự, chuẩn vị trí, chuẩn giắc cắm.
  • Khi tháo ốc, vít để làm sạch mặt nạ nên để cẩn thận tránh rơi vãi, thiếu sót.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây cách vệ sinh máy lạnh âm trần, điều hòa âm tường mà bạn có thể tham khảo qua. Đương nhiên, việc vệ sinh máy không chỉ mất nhiều thời gian mà còn đòi hỏi người thực hiện có kiến thức và kinh nghiệm về cấu tạo, cơ chế hoạt động. Vậy nên, các bạn không nên tự làm sạch máy lạnh âm trần nếu chưa có kinh nghiệm nhiều. Cách tốt nhất bạn vẫn nên gọi thợ, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn để tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức. Để biết thêm nhiều kiến thức và mẹo hay cuộc sống đừng quên ghé ngay Guvi để khám phá nhé!


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*