cách vệ sinh quạt điện tại nhà

2 Cách Vệ Sinh Quạt Điện Tại Nhà Cùng Vài Tips Hữu Ích

5 Tháng sáu, 2022 admin admin 0 Comments

Cách vệ sinh quạt điện tại nhà không chỉ giúp máy hoạt động trơn tru mà còn đảm bảo không khí trong lành cho không gian sống của bạn. Dưới đây là một số bước đơn giản mà Guvi sẽ hướng dẫn cho bạn để có thể thực hiện ngay tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.

Vì sao bạn nên vệ sinh quạt điện

cách vệ sinh quạt điện tại nhà

Bảo vệ sức khỏe gia đình

Quạt điện bẩn có thể là nơi tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Khi quạt hoạt động, những hạt bụi này sẽ được phát tán vào không khí, gây hại cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc dị ứng.

Tăng hiệu suất làm mát

Khi cánh quạt và lưới bảo vệ bị bám bụi, luồng gió sẽ bị cản trở, làm giảm hiệu suất làm mát của quạt. Việc vệ sinh định kỳ giúp quạt hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo luồng gió mạnh mẽ và mát mẻ hơn.

Tiết kiệm điện năng

Quạt điện sạch sẽ hoạt động trơn tru và ít tiêu thụ điện năng hơn. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí tiền điện hàng tháng mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi bạn tiêu thụ điện ít đi.

Kéo dài tuổi thọ thiết bị

Bụi bẩn tích tụ lâu ngày có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong của quạt. Việc vệ sinh thường xuyên giúp giảm thiểu tình trạng mài mòn và hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng

Quạt điện bẩn có thể gây ra nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ do bụi bẩn tích tụ làm cản trở hoạt động của động cơ. Vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ nguy cơ này, đảm bảo an toàn cho gia đình.

Xem thêm:

Cách vệ sinh quạt điện tại nhà

Bước 1: Ngắt nguồn điện và chuẩn bị dụng cụ

ngắt điện và chuẩn bị dụng cụ

Trước khi bắt đầu vệ sinh bất kỳ một thiết bị điện nào thì bạn cũng nên ngắt nguồn điện của nó trước một thời gian để đảm bảo an toàn khi thao tác. Đối với quạt điện, bạn nên ngắt điện trước khoảng 10 – 15 phút.

Đừng quên kéo núm điều khiển quạt quay về chế độ đứng yên. Điều này giúp bạn vệ sinh dễ hơn mà không làm lệch truc quay so với ban đầu.

Chuẩn bị thêm vài dụng cụ sau:

  • Khăn ẩm và khăn khô
  • 1 bàn chải nhỏ hoặc bàn chải đánh răng không dùng nữa
  • Dung dịch vệ sinh đa năng (nếu cần)
  • Tua vít
  • Bình xịt khí nén (nếu cần)
  • Cọ mềm

Bước 2: Tháo rời các bộ phận

tháo các bộ phận máy quạt

Tùy vào loại quạt mà bạn đang sử dụng mà việc tháo rời các bộ phận sẽ khác nhau. Thông thường bạn sẽ cần tháo 3 bộ phận chính:

  • Lưới bảo vệ: Thường có 2 lưới được gắn cố định với nhau bằng 1 vòng nhựa bao quanh ở viền. Bạn cần dùng lực nhẹ để tháo vòng nhựa và lấy lớp lưới đầu tiên ra.
  • Cánh quạt: Được cố định bằng một núm nhựa gắn trực tiếp vào thanh quay của bộ phận máy chính. Để tháo cánh quạt, bạn hãy dùng lực xoay núm nhựa ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi rơi ra ngoài và rút cánh quạt ra khỏi trục xoay. Lúc này bạn cũng sẽ kéo được lớp lưới bảo vệ thứ hai ra ngoài.
  • Hộp bảo vệ bộ máy chính: Dùng tua vít để tháo ốc cố định ở mặt trước và mặt sau của vỏ bảo vệ. Và nhẹ nhàng tháo vỏ ra khỏi máy chính.

Bước 3: Vệ sinh lồng quạt và cánh quạt

vệ sinh bằng khăn khô hoặc rửa với nước

Dùng khăn ẩm để vệ sinh lồng quạt (lưới bảo vệ),vỏ bảo vệ bộ phận máy chính và cánh quạt.

Nếu cần, bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh đa năng để vệ sinh các bộ phận này, dùng bàn chải mềm để loại bỏ vết bẩn cứng đầu. Hoặc mang đi rửa xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để khô hoàn toàn.

Bước 4: Vệ sinh bộ phận máy bên trong

vệ sinh bộ máy chính

Đối với bộ phận máy chính, vì là nơi kết nối trực tiếp với nguồn điện, bạn nên cẩn thận không để nước hay chất ẩm bám vào.

Bạn hãy dùng cọ mềm để quét hết bụi bám trên máy. Trong những góc khuất nơi cọ không thể quét đến, bạn hãy dùng bình xịt khí nén để thổi bay bụi ở đó. Sau đó dùng cọ quét sạch bụi thêm 1 lần nữa.

Ngoài ra, bạn hãy nhỏ thêm một vài giọt dầu máy lên trục quay để hỗ trợ độ trơn tru cho máy khi hoạt động nếu cần.

Bước 5: Lắp lại và kiểm tra

Sau khi quạt và cánh quạt đã hoàn toàn khô, tiến hành lắp lại lồng quạt và gắn lại các ốc cố định như lúc ban đầu.

Tiếp theo, cố định lồng quạt trước vào lồng quạt sau và sau đó gắn lại các nẹp giữ khung quạt.

Sau khi hoàn thành lắp ráp, hãy kết nối với nguồn điện và bật quạt hoạt động. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy tháo ra và kiểm tra lại quá trình lắp quạt của bạn. Nếu quạt vẫn không hoạt động ổn định, hãy đưa đến các cơ sở sửa chữa uy tín để kiểm tra bộ máy chính.

Tìm hiểu thêm:

Cách vệ sinh quạt điện không cần tháo khung

Cách làm hỗn hợp vệ sinh từ xà phòng, giấm trắng và nước xả vải

làm hỗn hợp vệ sinh

  • Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh.
  • Pha hỗn hợp xà phòng, giấm trắng và nước xả vải theo tỉ lệ 1:3:3 vào bình xịt. Bạn có thể thay nước xả vải thành rượu nếu muốn. Và lắc đều hỗn hợp.
  • Phun đều dung dịch lên toàn bộ phần lồng quạt và cánh quạt, tránh xịt vào bộ máy chính của quạt.
  • Dùng một túi ni lông to hoặc một áo cũ trùm kín toàn bộ phần lồng quạt và chờ thêm khoảng 5 phút.
  • Cắm điện và khởi động máy quạt khi còn được trùm kín. Dung dịch sẽ làm rã bụi bẩn và quạt sẽ thổi chất cặn bay ra túi ni lông.
  • Ngắt nguồn điện và dùng khăn khô lau lại để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn.

Dùng kem đánh răng để vệ sinh

vệ sinh bằng kem đánh răng

  • Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành vệ sinh.
  • Cho kem đánh răng và nước vào chén nhỏ, dùng bàn chải mềm để trộn đều hỗn hợp.
  • Sau đó lấy bàn chải mềm thấm đều hỗn hợp để vệ sinh lồng quạt. Lưu ý tránh để nước tiếp xúc với bộ phận máy chính.
  • Sau khi chà đều lồng quạt, dùng một khăn khô để lau và làm sạch lại.

Một vài lưu ý khi vệ sinh quạt điện

Vệ sinh quạt điện theo một cách làm hiệu quả, đảm bảo quạt luôn sạch sẽ, sáng bóng và hoạt động ổn định, hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu quạt không chỉ bị bẩn mà còn có các loại dấu hiệu hư hỏng như cánh quạt quay chậm, tiếng ồn lớn, mùi khét khi hoạt động,… dù đó là quạt trần, quạt đứng hay bất kỳ loại quạt nào thì bạn cũng nên đưa máy đến các cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
  • Luôn luôn tắt nguồn điện trước khi thực hiện vệ sinh quạt.
  • Hãy chắc chắn là các bộ phận của quạt đã được lau khô hoàn toàn trước khi lắp ráp lại.
  • Hãy đảm bảo lắp ráp quạt một cách chắc chắn và đúng vị trí của các bộ phận.
  • Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh, vì nó có thể gây hại cho các bộ phận của quạt.
  • Vệ sinh quạt thường xuyên, tốt nhất là mỗi tuần một lần, để đảm bảo quạt luôn trong trạng thái sạch sẽ.
  • Hãy bảo dưỡng quạt một lần mỗi tháng, đảm bảo các bộ phận hoạt động mượt mà và độ bền của quạt được duy trì.
  • Cách vệ sinh không cần tháo khung quạt chỉ nên áp dụng khi quạt không quá dơ.

Ngoài ra, việc duy trì không gian sống sạch sẽ cũng góp phần hạn chế tần suất quạt bị dơ hơn. Vậy nên bạn hãy cố gắng dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để môi trường sinh hoạt luôn được giữ sạch bạn nhé! Nếu bạn không có nhiều thời gian để đảm bảo điều này, bạn có thể tham khảo các dịch vụ giúp việc theo giờ hoặc giúp việc cố định để hỗ trợ.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc thường xuyên dùng cách vệ sinh quạt điện tại nhà không chỉ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của máy mà còn đảm bảo không gian sống của bạn luôn trong điều kiện sạch sẽ và thoải mái.  Với những bước vệ sinh đơn giản nhưng hiệu quả như các thông tin trên của Guvi, bạn có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc bảo dưỡng máy móc.

Tìm hiểu thêm: Cách Tháo Vệ Sinh Quạt Hơi Nước

leave a comment