Sử dụng tủ lạnh thường xuyên, nhưng liệu rằng bạn đã biết xả đá tủ lạnh là một việc nên làm thường xuyên hay chưa? Đừng vội lướt qua, hãy để Guvi giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>Tham khảo một số bài viết cùng chủ đề:
- [KINH NGHIỆM] Hơn 9 cách xếp đồ trong tủ lạnh cực kỳ thông minh
- Cách vệ sinh tủ lạnh lâu ngày không dùng đúng chuẩn
- 11 Cách vệ sinh tủ lạnh hết mùi nhanh nhất
Mục lục
1.Vì sao cần phải xả đông ngăn đá tủ lạnh?
Dành cho những bạn chưa biết, thì xả đá tủ lạnh là quá trình vô cùng quan trọng và cần thiết đấy.
Bạn đâu thể nào sử dụng một chiếc tủ lạnh chật cứng những lớp đá trong một thời gian dài đúng không nè!
Việc không rã đông tủ lạnh thường xuyên sẽ dẫn đến:
- Giảm tuổi thọ của tủ lạnh, nhanh chóng hư hao, quá trình tỏa nhiệt yếu và dẫn tới tốn kém chi phí do quá trình tiêu thụ điện năng quá lớn.
- Các thực phẩm bảo quản bên trong sẽ không có đủ hơi lạnh, nhanh hư hỏng.
Bộ xả đá tủ lạnh là gì?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, bộ xả đá tủ lạnh là một linh kiện được lắp đặt trong tủ lạnh, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm tan băng tuyết bám ở trên dàn tủ.
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số thành phần chính của bộ xả đá tủ lạnh.
- Điện trở xá: Đây là thành phần đầu tiên cần kể đến, là bộ phận sinh nhiệt trong quá trình tiến hành xả đá, giúp làm tan băng tuyết nhanh chóng.
- Timer: Bộ phận đóng vai trò cốt yếu của bộ xả đá tủ lạnh. Trong timer có gắn động cơ để đóng mở công tắc tủ lạnh.
- Rơ-le nhiệt: Bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc đóng ngắt mạch điện theo mức nhiệt đã được định sẵn. Khi nhiệt độ chạm ngưỡng thì bộ phận rơ-le sẽ tự động ngắt mạch điện và kết thúc quá trình xả đá tủ lạnh.
3. Các bước xả đông ngăn đá tủ lạnh
Dưới đây là 9 bước xả đá tủ lạnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Ngắt nguồn điện để tiến hành rã đông tủ lạnh
Để quá trình rã đông tủ lạnh an toàn hơn, đầu tiên bạn hãy rút phích cắm điện.
Ở nút nguồn, tiến hành đưa về về trạng thái OFF.
3.2. Thu dọn thực phẩm trong tủ trước khi rã đông
Để thuận tiện cho quá trình xả đá tủ lạnh và tránh để nước chảy xuống làm ảnh hưởng đến thực phẩm, bạn nên thu dọn chúng ra bên ngoài.
Hãy đảm bảo rằng, khi bạn tiến hành lấy thực phẩm ra ngoài sẽ không gây ảnh hưởng hay va chạm đến các bộ phận khác của tủ lạnh, không nên cố giật chúng ra ngoài.
Đối với những thực phẩm khi đã bỏ tủ lạnh một thời gian nhất định, khi lấy ra ngoài sẽ bị chảy nước. Vì vậy, hãy đặt chúng vào túi giữ lạnh hoặc bọc khăn, hạn chế ánh nắng mặt trời để giữ nhiệt trong quá trình xả đá tủ lạnh.
3.3. Tháo gỡ ngăn kéo
Tiếp theo, nhằm thuận tiện hơn cho việc lau chùi, hãy tiến hành tháo gỡ các ngăn kéo của tủ lạnh, các khay đựng đá.
Sau khi tháo, bạn hãy đem chúng đi rửa sạch bằng nước rửa chén và để khô.
3.4. Tiến hành xả đá tủ lạnh
Ngoài cách làm truyền thống là chờ tuyết tan hẳn thì chúng ta cũng có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để rã đông tủ lạnh, chẳng hạn như:
- Dùng máy sấy tóc: Đối với những lớp đá dày, lâu tan bạn có thể sử dụng máy sấy. Tuy nhiên, hãy chú ý không hướng máy quá sát vào các bộ phận dễ hư hỏng như nhựa tủ.
- Đặt nồi nước nóng lên ngăn đông: Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên bạn phải căn giờ phù hợp để lấy ra ngoài, bởi nếu để quá lâu sẽ gây hại cho ngăn đá. Nếu bạn muốn an toàn hơn, hãy lót vào phía dưới 1 tới 2 lớp vải.
3.5. Mở ống thoát nước
Ở một số dòng tủ lạnh khác nhau, vị trí của ống thoát nước cũng sẽ được thiết kế khác nhau. Do đó, hãy xác định chính xác vị trí ống thoát nước trong tủ lạnh của bạn và mở nó ra để dòng nước sau khi xả được lưu thông.
Bạn cũng có thể gắn một vòi ống nước dài để đường dẫn nước dễ dàng chảy ra bên ngoài, tránh tình trạng nước lênh láng ra sàn nhà.
3.6. Lót dẻ hoặc khăn giấy lót ở phía dưới tủ
Việc làm này sẽ giúp cho quá trình xả đá tủ lạnh, đá khi tan sẽ thấm vào dẻ lót, không chảy nước xuống dưới sàn.
3.7. Lau khô sau khi xả đá
Sau khi đá trong tủ đã tan hết, bạn hãy sử dụng khăn khô để lau chùi lại tủ lạnh. Ngoài ra, việc sử dụng giấy ăn để lau cũng rất hiệu quả.
3.8. Kiểm tra miếng đệm cửa tủ lạnh
Nhân tố quyết định tủ lạnh của bạn có giữ nhiệt ổn định hay không chính là dựa trên tình trạng miếng lót cửa tủ.
Thường thì cánh cửa tủ lạnh sẽ không được khít, khiến thực phẩm bảo quản bên trong bị hư hỏng. Nguyên do chính là do bị đóng tuyết lâu ngày.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể một lớp dầu mỏng lên bề mặt miếng đệm, việc làm này sẽ giúp cửa tủ khi đóng lại có thể giữ được sức bám.
3.9. Đóng tủ lạnh và cắm lại điện
Các bước trên sau khi đã được hoàn thành, chúng ta sẽ lắp các khay đựng vào lại vị trí ban đầu, sau đó tiến hành cắm lại điện. Tuy nhiên, khi cắm điện bạn khoan bỏ lại đồ ăn vào tủ. Hãy đảm bảo rằng tủ lạnh cần đủ thời gian để làm lạnh lại, do đó hãy căn khoảng 1 tiếng rồi sau đó mới để thực phẩm trở lại vào tủ.
4. Một số lưu ý khi xả đá tủ lạnh
– Để tủ lạnh trong trạng thái mở cửa và không cắm điện trong khoảng thời gian từ 1 tới 2 giờ. Lưu ý, bạn cần rút ổ cắm tủ lạnh trước khi xả đá tủ lạnh.
– Đặt quạt hướng vào tủ lạnh để không khí dễ dàng lưu thông.
– Không dùng dao, các vật nhọn cứng, nước sôi để cạy và làm tan đá tủ lạnh. Bởi vì, bề mặt tủ có cấu tạo mỏng và rất dễ bị trầy xước, nếu bạn sử dụng cách thức này để xả đá tủ lạnh thì sẽ khiến thủng dàn tủ, gây nghẽn ga, lủng ống dẫn nhiệt, tràn nước và ảnh hưởng đến hệ thống làm lạnh.
– Sử dụng một vài nguyên liệu tự nhiên để khử mùi hôi của tủ sau khi xả đá như: chanh, giấm…
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ các bước làm thế nào để xả đá tủ lạnh một cách an toàn, hiệu quả mà Guvi muốn chia sẻ tới bạn. Hãy lưu lại và áp dụng vào quá trình xả đá tủ lạnh của mình nhé! Chúc bạn thành công.
À HA, nếu bạn cần phải làm sạch nhà bếp gấp nhưng không có thời gian hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của Guvi hoặc liên hệ hotline: 0877.363.999
>>>Xem thêm bài viết khác:
- Top 15 công ty vệ sinh văn phòng TPHCM
- 5 Đơn vị giúp việc theo giờ người nước ngoài ở các chung cư
- 7 Địa chỉ cung cấp dịch vụ giúp việc theo giờ ở Q3
- Top đầu các đơn vị giúp việc, vệ sinh nhà ở TPHCM
Để lại một phản hồi