7+ Cây Quang Hợp Ngược Cho Phòng Ngủ Tăng Cường Sức Khỏe

Chia sẻ

Bạn đã biết về câu quang hợp ngược chưa? Câu quang hợp ngược là gì và tác dụng của chúng với sức khoẻ của như thế nào? Cùng Guvi tìm hiểu về loài cây độc đáo này và 8 loại cây quang hợp ngược cho phòng ngủ có lợi cho sức khỏe mà bạn nên sở hữu để làm mới hơn không gian sống của mình.

1. Cây quang hợp ngược –  lợi ích cho sức khỏe

Hầu hết thực vật chỉ quang hợp và giải phóng oxy vào ban ngày. Một vài trường hợp ngoại lệ cho phép một vài loại cây giữ khí khổng trên lá đóng lại vào ban ngày để giảm mất nước. Những cây này thải ra một lượng oxy vào ban đêm khi khí khổng mở ra và oxy có thể thoát ra ngoài – đây được gọi là quang hợp ngược.

  • Khi bạn tô điểm không gian phòng ngủ bằng cây quang hợp ngược, những loại thực vật này tương tác với cơ thể, tâm trí và ngôi nhà của bạn theo những cách khác nhau giúp nâng cao sức khỏe và không khí căn phòng bạn.
  • Quá trình quang hợp ngược khiến thực vật hấp thụ lấy cacbon đioxit và giải phóng oxy vào ban đêm. Đặt những loại cây này trong phòng ngủ để làm mới không khí sau mỗi đêm dài.
  • Thực vật thải ra khoảng 97% lượng nước mà chúng lấy vào. Đặt một số cây gần nhau và bạn có thể tăng độ ẩm cho căn phòng, điều này giúp hạn chế tình trạng suy hô hấp, giảm tỷ lệ khô da và ho khan.
  • Cây quang hợp ngược loại bỏ độc tố khỏi không khí – tới 87% các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde (có trong thảm, nhựa vinyl, khói thuốc lá và túi đựng hàng tạp hóa), benzen và trichloroethylene (cả hai đều có trong sợi nhân tạo, mực, dung môi và sơn).
  • Theo các nhà nghiên cứu, thêm cây vào các phòng bệnh giúp tăng tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Màu sắc của cây cảnh và quá trình làm vườn, chăm sóc cây cũng góp phần giảm stress, giúp tâm trí bệnh nhân nhẹ nhàng hơn.

Vì vậy, những cây quang hợp ngược không chỉ có tác dụng như vật trang trí mà còn là cây trồng trong phòng ngủ tốt cho sức khoẻ.

Tìm hiểu thêm:

2. Các loại cây quang hợp ngược cho phòng ngủ

2.1 Cây tróc bạc và nhóm cây Syngonium

Cây tróc bạc

Cây tróc bạc và các loại cây thuộc nhóm Syngonium có lá hình mũi tên, bề mặt lá có các gân hoặc tâm màu trắng bạc, bao quanh bởi màu xanh lục. Syngonium là một họ thực vật có nhiều màu sắc rất đa dạng thường được trồng trong nhà làm cây cảnh.

Loại cây xinh đẹp này không chỉ bắt mắt mà còn có tác dụng làm sạch không khí trong nhà mà bạn hít thở. Syngonium có thể loại bỏ các chất độc hại có trong không khí và chúng cũng hấp thụ CO2 cực kỳ hiệu quả.

Cây tróc bạc và các loại cây thuộc nhóm Syngonium là một lựa chọn tuyệt vời để trang trí phòng ngủ, phòng khách, bệ cửa sổ, mặt bàn và hành lang – nơi có ít ánh sáng và trong phạm vi nhiệt độ phòng.  Bạn chỉ cần tưới nước mỗi tháng một lần , bón phân theo mùa là chậu cây của bạn có thể sinh trưởng tốt mà không cần chăm sóc quá nhiều.

2.2. Cây Xương rồng

Cây Xương rồng

Xương rồng (Cactus) là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn có một loại thực vật trong căn nhà của mình, bởi đặc tính sống mạnh mẽ của chúng cho phép chúng tồn tại dù bạn “bất cẩn” bỏ quên chúng trong thời gian dài.

Xương rồng tồn tại ở nhiều dạng và kích cỡ khác nhau, thậm chí một số còn có những bông hoa đầy màu sắc. Bạn có thể trồng nhiều loại cây xương rồng khác nhau để tạo thêm sự biến tấu trong phong cách trang trí ngôi nhà của bạn.

Lọc không khí là một trong số những tác dụng tuyệt vời của xương rồng. Carbon dioxide được hấp thụ bởi cây xương rồng, và chuyển hóa thành oxy thở vào ban đêm sẽ khiến giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, chúng còn tăng thêm độ ẩm cho không khí, giữ cây xương rồng trong nhà sẽ giúp bạn giảm bớt các vấn đề về da khô và ngứa.

Mặc dù cây xương rồng là loại cây có khả năng sinh tồn cao và bạn nghĩ rằng có thể bỏ qua chúng, nhưng chúng cũng cần được chăm sóc tốt. Xương rồng phát triển mạnh dưới ánh sáng gián tiếp, đất thoát nước tốt và tưới nước ở mức độ thấp đến vừa phải sẽ giúp chậu cây của bạn tồn tại đến vài chục năm.

2.3. Cây lưỡi hổ – cây quang hợp ngược

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata) có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi với những chiếc lá hình kiếm mọc thẳng đứng, thân lá có hai đường viền màu vàng chạy dọc theo xuống tận gốc. Theo quan niệm văn hóa, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm gở, đem tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây được khuyên dùng nhất để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Đây cũng là một trong số những cây trồng trong phòng ngủ có máy lạnh.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại cây này có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các độc tố có hại tích tụ tự nhiên trong nhà như CO2, benzen, fomanđehit,…

Cây lưỡi hổ có thể giúp giảm bớt tác động của các chất gây dị ứng trong không khí như bụi và lông tơ. Đặt một chậu lưỡi hổ trong phòng ngủ của bạn giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Chúng thường được sử dụng làm vật trang trí trong nhà vì đẹp mắt, dễ chăm sóc và cần ít nước để tồn tại. Chúng ta có thể bắt gặp các chậu lưỡi hổ được đặt ở trong phòng khách, phòng ngủ hay thậm chí là trên bệ cửa sổ hoặc ngoài trời, vì chúng có khả năng chịu được cả bóng râm và ánh nắng trực tiếp, gió lùa và không khí khô.

2.4. Cây dây nhện

Cây dây nhện

Là một trong những loại cây cảnh đặc biệt phổ biến với những người mới bắt đầu trồng cây trong nhà, cây dây nhện (Chlorophytum comosum) là loại cây thân thảo, mọc thành cụm, có các lá hẹp màu xanh lục nhiều lằn cùng với các sọc dọc màu trắng hoặc vàng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây nhện khá hiệu quả trong việc làm sạch không khí trong nhà bằng cách hấp thụ các hóa chất bao gồm formaldehyde, benzen và carbon monoxide trong nhà hoặc văn phòng.

Cây dây nhện rất dễ trồng trong nhà ở nơi có ánh sáng quanh năm, độ ẩm và nhiệt độ từ mát đến trung bình. Nó khá phù hợp với giỏ treo, nơi thân cây có thể rủ xuống. Loại cây này có khả năng phát triển và sản xuất cây con, vì vậy nếu chúng phát triển nhanh chóng có thể dễ dàng khiến chậu cây trở nên quá chật chội, cần phải thay chậu thường xuyên để cây phát triển tốt nhất.

2.5. Cây phú quý

Cây phú quý

Aglaonema Red thường được biết đến với cái tên cây phú quý – là một trong những loại cây trồng trong nhà dễ sinh trưởng và phát triển. Loại cây bản địa ở châu Á này có những chiếc lá hình bầu dục, bề mặt bóng. Tông màu đỏ hoặc hồng nổi bật trên tán lá khiến nó trở nên hoàn hảo cho phong cách trang trí gia đình và văn phòng.

Cây phú quý giúp cải thiện chất lượng không khí, lọc các chất ô nhiễm và độc tố trong không gian gia đình của bạn. Sẽ an toàn nếu bạn giữ nó trong một căn phòng sáng sủa với cây trồng ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp. Lưu ý không để cây ở nơi có nhiệt độ thấp, có thể gây ra các mảng đen trên lá.

2.6. Cây nha đam – cây quang hợp ngược

Cây nha đam

Nha đam (Aloe vera) là một loại cây mọng nước lá có gai thường mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn vì những chiếc lá mọng nước của nó giữ độ ẩm và chịu hạn tốt.

Khác với những loại cây trồng trong phòng khác, nha đam không chỉ được đem trang trí bởi vẻ ngoài của nó mà thường là vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Loại cây mọng nước này có tác dụng lọc không khí bằng formaldehyde và benzen.

Chất gel bên trong lá chứa đầy vitamin và chất chống vi khuẩn tự nhiên nên nó rất lý tưởng để điều trị các vết cắt nhỏ và vết bỏng bao gồm cháy nắng. Uống nước ép nha đam được cho là giúp cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón. Chúng còn giúp hạ lipid máu (chất béo), hữu ích trong việc điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cây nha đam thích nơi có ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy đặt nó trên bệ cửa sổ ở bất kỳ căn phòng nào miễn là chúng có thể hấp thụ ánh sáng gián tiếp. Nha đam không cần quá nhiều nước, hãy đảm bảo tưới nước cho chậu cây của bạn một lần mỗi tuần.

2.7. Cây oải hương – cây trồng trong phòng ngủ

Cây oải hương

Cây oải hương (Lavender) được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp, hương thơm và những lợi ích sức khỏe và oải hương cũng thuộc nhóm cây quang hợp ngược.

Đến từ vùng Địa Trung Hải, oải hương là một loại cây tốt để trồng trong nhà vì nó sống tốt trong chậu và không cần chăm sóc nhiều. Cây oải hương cũng có thể làm bừng sáng ngôi nhà của bạn với những bông hoa màu tím và hương thơm tươi mát của chúng.

Hoa oải hương có rất nhiều lợi ích về ẩm thực và dược liệu. Có một chậu oải hương trong phòng ngủ hoặc máy xông tinh dầu hoa oải hương là liệu pháp tuyệt vời giúp giảm căng thẳng, thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ. Hoa oải hương khô có thể được sử dụng để làm túi thơm, làm nến, xà phòng và bom tắm.

Hoa oải hương có khả năng chịu hạn tốt, thích ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn nên đặt cây trong nhà ở cửa sổ nơi có nhiều nắng. Loại cây xinh đẹp này sẽ cần 6-8 giờ được tắm nắng để chúng có thể cho ra những chùm hoa tím rực rỡ nhất.

2.8. Cây thường xuân

Cây thường xuân

Cây thường xuân (English ivy) có nguồn gốc từ châu Âu, là một loại cây dây leo với những chiếc lá nhỏ hình trái tim màu xanh lá cây pha màu trắng vàng, cây cảnh này thường được bán trong các giỏ treo trang trí.

Lợi ích quan trọng nhất của cây thường xuân  à sự quang hợp ngược khiến nó có khả năng

  • Làm sạch không khí khỏi các chất ô nhiễm.
  • Đồng thời cây tường xuân có tốc độ thoát hơi nước cao, khiến độ ẩm của căn phòng nhỏ tăng đáng kể.
  • Cây cũng làm giảm carbon monoxide từ không khí trong nhà. Đặt một chậu thường xuân trong phòng ngủ để góp phần cải thiện sức khỏe đường hô hấp, đặc biệt là đối với những người đang bị dị ứng và hen suyễn.

Thường xuân ưa thích những khu vực hơi mát, ẩm và một phần nắng hoặc râm, vì vậy hãy đặt chúng ở nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu xuống. Đất phải có nhiều than bùn với nhiều độ ẩm.

Tham khảo: Bật mí 9 Cách chăm sóc cây trong nhà

3. Lưu ý khi đặt cây trong phòng ngủ

  • Sự ngăn nắp của căn phòng có thể bị phá vỡ: Đặt chậu cây ở bàn cạnh giường ngủ hoặc gần các thiết bị điện có thể dẫn đến các vấn đề nếu cây bị đổ hoặc lá rụng. Công cuộc dọn dẹp sẽ không dễ dàng vì vậy hãy đảm bảo chậu cây của bạn tránh xa tầm với trẻ nhỏ hoặc thú cưng.
  • Không phải tất cả các loại cây đều thân thiện với vật nuôi: Nếu bạn có nuôi chó và mèo xung quanh nhà, hãy đặc biệt cẩn thận với một vài loại cây như đỗ quyên, cây cà gai leo và cây kalanchoe có thể cực kỳ nguy hiểm cho những người bạn lông lá của bạn nếu ăn phải.
  • Thu hút sâu bọ: Cây trồng trong nhà không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh như rệp, rệp sáp và vảy. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thường xuyên lau dọn và xịt thuốc xua côn trùng cho cây cảnh của bạn.

4. Lời kết

Việc để các cây quang hợp ngược trong phòng ngủ đúng cách sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn rất nhiều. Qua bài viết trên, Guvi hy vọng bạn đã chọn được loại cây phù hợp cho phòng ngủ của mình.

Đồng thời, nếu bạn đang cần người dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh sạch sẽ các cây đã héo trong phòng ngủ mà vẫn chưa tìm được người hỗ trợ phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Guvi nhen, tại Guvi có cung cấp dịch vụ giúp việc theo giờ cực kỳ chất lượng, uy tín. Cộng tác viên làm việc tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dẹp đi nhưng nỗi lo toàn việc nhà.


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*