Bạn đang muốn trang trí cây xanh trong phòng WC, toilet. Vừa đem lại không gian đẹp vừa giúp thanh lọc mùi hôi. Sau đây, Guvi sẽ gợi ý cho bạn bài viết top các loài cây trong nhà vệ sinh để bạn tham khảo nhen.
Mục lục
1. Tại sao nên trồng cây trong nhà vệ sinh?
Cây xanh có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài công dụng bảo vệ môi trường, cây xanh còn khử mùi và hút ẩm, mang lại không gian tươi mới cho căn phòng của bạn. Mùi hương của cây có tác dụng xua đuổi côn trùng, trang trí làm nhà tắm bắt mắt hơn và giúp bạn thư giãn sau giờ làm căng thẳng. Khi bước vào nhà tắm, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng hơn.
2. Những cây nên trồng trong nhà vệ sinh
2.1. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc với chúng ta đúng không nào? Đây là loại cây mọi người thường hay trồng bởi nó đem lại may mắn cho gia chủ. Được Nasa công nhận là loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt.
Cây có tác dụng hút bớt khí độc và chất thải giúp nhà tắm, WC trở nên sạch sẽ và trong lành hơn. Do vậy, đây là một trong những cây trồng nhà vệ sinh rất hợp lý.
Chú ý: Lưỡi hổ là cây ưa bóng râm, dễ dàng chăm sóc. Nên bạn không cần tưới nước nhiều, sẽ dễ gây úng và nấm.
2.2. Cây cau cảnh
Cau cảnh là cây quá quen thuộc với chúng ta, thường thấy ở các khu nhà phố, văn phòng công ty. Với khả năng chịu hạn, thích ứng tốt với từng môi trường nên cây vẫn có thể đặt trong WC, toilet.
Cây có công dụng hấp thụ mùi sơn, mùi khai nên sẽ giúp không gian trong lành và xanh mát hơn.
Chú ý:
Khi đặt cây cau cảnh, bạn nên chọn chậu thấp sẽ tôn dáng cây hơn. Đồng thời nhớ chọn chậu cây màu tối, để tránh bị dơ bám bẩn.
2.3. Cây không khí
Cây không khí có tên tên nước ngoài là Air Plant thuộc họ Bromelias. Cây có xuất xứ từ vùng Nam – Trung Mỹ. Với khả năng đặc biệt là sinh sống trong môi trường hơi ẩm, sương mai mà không cần bất kỳ loại đất trồng nào mà vẫn có thể sống được.
Thân cây nhỏ, có hình dáng giống cây thơm. Lá có công năng hút không khí để nuôi cây sinh trưởng, nên rất phù hợp làm cây trong nhà vệ sinh. Dùng để hấp thu khí độc.
2.4. Cây trầu bà
Cây trầu bà rất quen thuộc với chúng ta. Là một loại cây cực kỳ dễ sống và sinh trưởng. Trầu bà không chỉ để trang trí làm đẹp nhà cửa mà nó còn có công dụng lọc không khí, hút chất thải ra từ khói thuốc,… Vì thế đây là một trong những cây trồng trong nhà vệ sinh bạn nên đặt đấy nhé. Mặc dù cây có nhiều lợi ích như vậy nhưng nếu bạn vô tình ăn phải sẽ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn,…
Do đó, bạn nên đặt cây ở vị trí an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em nha.
2.5. Cây nha đam
Cây nha đam (cây lô hội) thường được các chị em dùng để làm đẹp, chăm sóc da mặt, làm thức ăn. Nha đam có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể của chúng ta như: thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị táo bón,…
Ngoài những công dụng đó ra, nha đam còn có thể lọc không khí, loại bỏ chất độc gây hại cho cơ thể trong nhà tắm. Cây nha đam ưa bóng râm, tránh ánh nắng gắt trực tiếp. Vì vậy, nha đam được chọn làm cây trong nhà vệ sinh sẽ rất hợp lý.
2.6. Cây cau tiểu trâm
Cây cau tiểu trâm được nhiều người trồng vì tin rằng nó nó sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và khử trừ được tà khí. Ngoài những công dụng đó ra, cau tiểu trâm còn có tác dụng lọc không khí rất tốt đấy. Theo nghiên cứu, đây là loại cây rất dễ chăm sóc và lọc không khí bẩn tốt mang lại không gian sạch nhà cho vệ sinh nhà bạn.
2.7. Cây thường xuân
Thường xuân là cây thuộc thân leo, có tên khoa học là Hedera Helix. Đây là một loại cây có sức sống mạnh mẽ, rất dễ trồng. Cây dùng để đặt trong nhà vệ sinh trang trí rất đẹp mắt, đặc biệt thường xuân có công dụng diệt khuẩn và làm sạch không khí. Đặt một chậu cây thường xuân trong nhà vệ sinh sẽ làm cho không gian trở nên xanh mát và ấn tượng.
2.8. Cây bạc hà
Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha Arvensis Linn, có hương thơm dịu mát, thường dùng để chữa bệnh như: ho đờm, viêm họng, khó tiêu, ngăn ngừa viêm dạ dày,… Cây bạc hà còn có tác dụng làm bầu không khí trở nên trong lành, tươi mát hơn, khử sạch mùi hôi, đuổi muỗi. Vì thế, rất nhiều người lựa chọn bạc hà làm cây trồng trong nhà vệ sinh.
2.9. Cây dành dành
Cây dành dành còn có tên gọi khác rất đẹp đó là Bạch Thiên Hương, đây là loại cây có hương thơm dịu nhẹ, giúp cho không gian trở nên thoải mái và dễ chịu. Cây này ưa ánh sáng và có công dụng làm sạch không khí, giảm ô nhiễm. Do vậy, bạn nên đặt nó cạnh cửa sổ nhà vệ sinh nha. Đây cũng là một trong những cây trồng trong nhà vệ sinh để khử mùi đáng chú ý để bạn lựa chọn đấy.
2.10. Cây dây nhện – cây trong nhà vệ sinh
Được biết đến như là một loại cây có sức sống rất mạnh mẽ. Bởi nó rất thích hợp để sống trong môi trường ẩm ướt, bóng râm giống như không gian nhà vệ sinh, nhà tắm. Hơn hết, loại cây này còn có khả năng hút khí độc và giúp thanh lọc không khí
2.11. Cây Monstera
Cây Monstera còn có tên là trầu bà Nam Mỹ, là một loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ phía nam của châu Mỹ.
Cây thường có màu xanh tươi hoặc có màu trắng, đốm vàng do đột biến (giá thành sẽ cao hơn). Cây dạng thân leo, có khả năng phát triển size lớn tự nhiên nếu được trồng trong môi trường có điều kiện tốt.
Monstera có khăng thanh lọc không khí cực tốt, vừa mang tính giá trị nghệ thuật cao. Nên thường xuất hiện trong các bức tranh, ấn phẩm digital, decor không gian nội thất.
2.12. Cây dương xỉ
Dương xỉ thuộc họ Lomariopsidaceae, có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, xuất xứ từ các vùng nhiệt đới.
Thuộc dạng cây thân thảo, xanh tươi quanh năm, chiều cao khoảng 20-50cm (rất phù hợp decor trong nhà). Cây ưa ẩm và môi trường bóng râm nên rất phù hợp làm cây trồng nhà vệ sinh.
2.13. Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh không thể nằm ngoài danh sách cây trong nhà vệ sinh. Bởi vì, cây rất dễ chăm sóc, ít bệnh. Cây có phiến lá to dài với sắc trắng xanh giúp tô điểm không gian xanh mát hơn. Đặc biệt là khả năng thanh lọc không khí cực tốt, có thể hấp thu các chất như Benzen, Formaldehyde…
Bạn cần lưu ý:
Khi mua cây chọn size trung bình để phù hợp với không gian toilet, WC và dễ dàng di chuyển. Lâu lâu, bạn hãy đem chậu cây ra ngoài phơi nắng để gia tăng quá trình quang hợp của cây, tránh bị nấm bệnh.
2.14. Cây phú quý
Cây phú quý có tên nước ngoài là Aglaonema Red, cây mọc dạng bụi, dễ sinh trưởng và phát triển mạnh ở môi trường bóng râm.
Nếu bạn chọn phú quý làm cây trong nhà vệ sinh rất phù hợp. Do cây có khả năng làm sạch không khí tốt, giảm được formaldehyde, khói bụi, làm cho cho bầu không khí trong lành hơn. Đồng thời, cây mang tính trang trí, giá trị tinh thần rất tốt.
2.15. Cây huyết giác
Cây huyết giác còn có tên gọi khác là cây xó nhà, trầm dứa. Cây thuộc họ Dracaenaceae, có kích cỡ tầm trung cao khoảng 15cm to 32cm, không quá cao, gốc thân thẳng. Lá có dạng lưỡi gươm, cứng, màu tươi xanh, thành cụm không có cuống. Với khả năng thích ứng tốt môi trường trong nhà, nên cây thường được bố trí tại các khu nhà phố, văn phòng.
Bạn có thể đặt cây này trong nhà vệ sinh vừa decor vừa thanh lọc không khí sạch hơn.
2.16. Cây trầu bà cửa sổ
Cây trầu bà cửa sổ (thuộc nhóm Monstera Lechleriana) còn gọi là trầu bà lá lỗ có nguồn gốc từ nước ngoài. Cây là dạng thực vật thân mềm, có nhiều đốt, với khả năng leo trèo bám trụ nên thường được trồng trong chậu, có làm cột đứng. Hoặc trồng dưới dạng thuỷ canh đều được.
Với khả năng làm sạch không khí tốt nên bạn có thể chọn trầu bà cửa sổ làm cây cảnh đặt trong phòng toilet. Vừa hấp thụ khí độc vừa làm đẹp không gian.
3. Những lưu ý khi trồng cây trong nhà vệ sinh
– Tuy các loại cây kể trên rất khoẻ, ít thời gian chăm sóc. Nhưng bạn cũng cần bón phân định kỳ để duy trì sự phát triển, sinh trưởng của cây
– Cần tỉa lá vàng, lá úa, lá bị bệnh để giúp cây ra lá mới. Đồng thời, đem lại thẩm mỹ tốt nhất cho không gian
– Nếu bạn trồng bằng phương pháp thuỷ sinh (cây trầu bà, phú quý), nên thay nước mỗi tuần để tránh muỗi đẻ lăng quăng
– Chọn kích cỡ cây nhỏ hoặc tầm trung để phù hợp với phòng toilet
– Trang trí cây xanh trong nhà vệ sinh phù hợp với kiến trúc, màu sắc không bị rối mắt rườm rà
4. Kết luận
Để trồng cây trong nhà vệ sinh, bạn cần lựa chọn mẫu cây phù hợp, chỉ cần dựa vào các yếu tố như:
- Sức sống của cây khoẻ, chịu được không gian hầm kín, ưa ẩm
- Ưu tiên các loài cây có tán lá xanh
- Chịu được nấm, ít sâu bệnh
- Ít phải thay đất trồng mới
Hi vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp ích thêm cho bạn, trong việc chọn cây cảnh, bố trí cây trong WC, toilet. Đem lại không gian xanh mát, thoải mái cho không gian ”kín”.
>>> Xem thêm: 5 bước trồng cây hương thảo đuổi muỗi
Để lại một phản hồi