Cúng 30 Tết Cần Chuẩn Bị Những Gì

Cúng 30 Tết Cần Chuẩn Bị Những Gì?

30 Tháng mười hai, 2022 admin admin 0 Comments

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, vào chiều 30 Tết hay những ngày giáp Tết, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, cúng giao thừa hay còn gọi là tất niên. Đây là một nghi thức nhằm kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Vậy cúng 30 Tết bạn cần phải chuẩn bị những gì? Cùng App Guvi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.

1. Ý nghĩa mâm cúng 30 Tết

Sau khi công việc trang hoàng nhà cửa hoàn tất, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng tất niên để gặp mặt gia đình vào dịp cuối năm. Mâm cúng 30 Tết thường bao gồm: Mâm ngũ quả, hương, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà và bánh chưng (hoặc bánh tét).

Một bữa cỗ thịnh soạn hoặc cỗ chay bao gồm nhiều món ăn ngày Tết, được chế biến ngon miệng, thịnh soạn và trang nghiêm. Còn đối với các gia đình ăn mặn thì không thể thiếu gà trống.

Ngày 30 là ngày cuối cùng để chuẩn bị đón năm mới. Việc cúng tất niên vào chiều 30 Tết mang nhiều ý nghĩa cả về tín ngưỡng và tâm linh.

Đối với người Việt Nam, bữa cơm tối 30 Tết là thời khắc thiêng liêng của mỗi gia đình – là bữa cơm sum họp, gắn kết mọi thành viên trong gia đình và các thế hệ. Quan niệm xưa cho rằng, bữa cơm tất niên càng nhiều thế hệ thì gia đình càng hạnh phúc.

Ngoài ý nghĩa quan trọng là sự sum họp gia đình, bữa cơm tất niên còn là nghi lễ tiễn năm cũ, chuẩn bị đón năm mới, mời ông Công ông Táo về Thổ công cai quản bếp núc. Năm cũ kết thúc cũng là lúc mọi gia đình tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới.

Vào đêm giao thừa, cả gia đình thường quây quần bên nhau để trò chuyện, thưởng thức những món ăn truyền thống và cùng nhau suy ngẫm về một năm đã qua. Đây là nét đẹp văn hóa mang nhiều giá trị tinh thần của người Việt.

Tìm thiểu thêm: 7 Lưu Ý Khi Bày Trí Bàn Thờ Gia Tiên Sao Cho Chuẩn Phong Thủy

2. Mâm cúng 30 Tết gồm những gì?

2.1 Mâm cúng 30 Tết miền Bắc

Mâm cơm cúng 30 Tết miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm cúng ngày 30 Tết thường gồm: bánh chưng, dưa hành, giò, các món xào, nem, 3 chén cơm, gỏi, mọc nước,…

Ngoài các món mặn, gia chủ cũng chuẩn bị thêm hoa tươi, cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu và gạo muối.

Còn với các gia đình có truyền thống cúng chay thì sẽ chuẩn bị mâm cơm đơn giản như: bánh chưng chay, chè, cơm, đậu phụ chiên, giò chay, canh rau củ quả chay, gỏi chay, xôi đậu xanh,…

2.2 Mâm cúng 30 Tết miền Trung

Mâm cơm cúng miền Trung

Mâm cúng 30 Tết của người miền Trung thường đơn giản hơn, theo kiểu có thứ gì dâng lên ông bà tổ tiên thứ đó.

Vậy mâm cúng 30 Tết gồm những gì? Đối với những người miền Trung thì gia chủ thường chuẩn bị: bánh chưng, bánh tét, dưa món, củ kiệu, giò, thịt heo, 3 cơm, xào rau củ, canh,… Ngoài ra, tuỳ vào những nơi khác nhau sẽ có những món khác nhau.

2.3 Mâm cúng 30 Tết miền Nam

Mâm cơm cúng miền Nam

Nếu nói mâm cúng 30 Tết của người miền Bắc phải có bánh chưng thì khi nói đến mâm cúng của người miền Nam không thể không nhắc đến bánh tét  Mâm cúng miền Nam có nhiều món ngon nhưng không bao giờ thiếu thịt kho tàu, nem, chả, giò, canh măng, gỏi tôm thịt, khổ qua nhồi thịt, và nhiều món ăn khác.

3. Cúng 30 tết vào giờ nào

Cúng Tất niên thường được diễn ra vào 30 Tết đối với năm đủ và 29 Tết đối với năm thiếu vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tùy vào mỗi gia đình mà thời gian cúng 30 Tết cũng khác nhau.

  • Ngày 26 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 17/1/2023 dương lịch): ngày Ất Hợi, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Giờ đẹp có thể cúng Tất niên: giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h), giờ Hợi (21h-23h).
  • Ngày 29 tháng Chạp, năm Nhâm Dần (tức ngày 20/1/2023 dương lịch): ngày Mậu Dần, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Giờ đẹp có thể cúng Tất niên: giờ Tý (23h-1h), giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).
  • Ngày 30 tháng Chạp, năm Nhâm Dần (tức ngày 21/1/2023 dương lịch): ngày Kỷ Mão, tháng Quý Sửu. Giờ đẹp để cúng Tất niên: giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Dậu (17h-19h).

4. Bài cúng 30 Tết

Bài cúng Tất niên được ghi chép lại trong tài liệu về văn hóa từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin.

bài cúng 30 Tết 2023

5. Nên cúng tất niên ở đâu?

Thông thường thì lễ cúng tất niên được diễn ra ở bàn thờ gia tiên của gia đình. Các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất trước ngày cúng Tất niên.

Vào ngày cúng tất niên, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau nấu bữa cơm dâng lên Thần Linh, tổ tiên.

Việc cúng tất niên ở đâu là không bắt buộc, phụ thuộc vào quan niệm của từng gia đình, bạn có thể cúng trong nhà hay ngoài sân đều được. Nếu gia đình nào khá giả hơn một chút thì có thể làm thêm một lễ cúng hoành tráng ở trước sân nhà.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật về cúng 30 Tết trong nhà Guvi vừa chia sẻ, hy vọng những thông tin này sẽ đem đến những kiến thức mới dành cho bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục tâm linh để đón đọc các bài viết hữu ích khác nhé! Nếu bạn có nhu cầu dọn dẹp nhà cửa ngày Tết, vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 0877.363.999 để được tư vấn. 

leave a comment