Cách Bày Trí Mâm Cơm Ngày Tết

Cách Bày Trí Mâm Cơm Ngày Tết Tinh Tế Chuẩn Gu “Dâu Hiền Vợ Đảm”

29 Tháng mười hai, 2022 admin admin 0 Comments

Mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả mọi thứ, nhất là mâm cơm cho ngày Tết. Một mâm cơm đầy đủ và ấm cúng là điều mà mọi gia đều mong muốn trong ngày đầu năm sum vầy. Mâm cơm ngày Tết để dâng lên bàn thờ tổ tiên rất là quan trọng, cầu mong ông bà phù hộ một năm mới làm ăn phát tài. Sau đây Guvico sẽ chia sẻ với bạn bí quyết cách bày trí mâm cơm ngày Tết tinh tế chuẩn gu “dâu hiền vợ đảm” nha!

1. Ý nghĩa của mâm cơm ngày Tết

Tết là dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn viên và quay về bên nhau sum họp sau một năm làm việc vất vả. Thế nên, mâm cơm ngày Tết bao giờ cũng đầy đủ và được chuẩn bị tươm tất hơn mọi ngày.

Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc làm trong ngày đầu năm sẽ có tác động đến kết quả của cả năm đó. Vì vậy, mâm cỗ được sắp xếp và bày trí đầy đủ với ý nghĩa cầu mong một năm mới sung túc, ấm no và hạnh phúc.

Ngoài ra, mâm cỗ còn mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn đến tổ tiên, ông bà. Thế nên, vào đêm Giao Thừa và 3 ngày đầu năm, các gia đình đều nấu một mâm cơm thật thịnh soạn để dâng cúng tổ tiên.

2. Cách bày trí mâm cơm ngày Tết đơn giản 

2.1. Mâm cơm cúng ngày 30 Tết

Mâm cơm cúng

Mâm cơm cúng ngày 30 Tết hay còn gọi là cúng tất niên, đây là một nghi thức quan trọng để đánh đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Người Việt Nam thường làm mâm cỗ cúng tất niên vào ngày 29 tháng Chạp nếu là năm nhuần và ngày 30 tháng Chạp năm không nhuần.

Vào ngày này các thành viên trong gia đình sẽ sum họp đông đủ, quây quần bên mâm cơm cúng, thành tâm khấn bái và xin lộc, rồi cùng nhau thưởng thức bữa ăn.

Tùy vào mỗi vùng miền và số lượng thành viên trong gia đình mà mâm cỗ sẽ có các món ăn khác nhau. Nhưng lúc nào cũng phải đầy đủ có món luộc, xào và món nước như gà luộc, giò chả, canh măng, rau củ xào,…

2.2. Mâm cơm vào ngày mùng 1 Tết

Mâm cơm vào ngày mùng 1 Tết 

Cũng giống như ngày 30 Tết, mâm cơm ngày mùng 1 được các gia đình chuẩn bị rất thịnh soạn và tươm tất với nhiều mong ước trong ngày đầu năm.

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết thì không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm xương hay canh khổ qua, miến, xôi, nem rán, chả giò,…

Mâm cơm ngày mùng 1 cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần có 4 – 5 món ăn đầy đủ và vừa phải với khả năng của gia đình là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành thờ cúng của mỗi gia chủ trong những ngày Tết.

2.3. Mâm cơm chay

Mâm cơm chay

Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không cần bạn phải chuẩn bị quá cầu kỳ, nhưng ngày mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên nên cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào đầy đủ hương vị để mâm cơm được đủ đầy.

Bạn có thể làm một vài món đơn giản như: rau củ xào chay, đậu hủ chiên, canh nấm chay, bún xào chay hoặc các món xôi,…những món này rất phù hợp cho mâm cỗ ngày Tết.

3. Mâm cơm ngày Tết cổ truyền của 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mâm cỗ miền Bắc

Mâm cỗ miền Bắc

Nhắc đến mâm cỗ miền Bắc thì không thể nào không nói đến sự tinh tế, khéo léo được thể hiện qua đôi tay của những bà nội trợ đảm đang. 

Theo truyền thống, mâm cơm miền Bắc lúc nào cũng đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho bốn trụ, bốn mùa, bốn phương.

Vào mùa Xuân, khí hậu miền Bắc sẽ se lạnh, nên món ăn cần phải chứa nhiều năng lượng. Tùy vào mỗi gia đình mà mỗi loại món ăn sẽ khác nhau, nhưng nhất định phải có những món này.

Bốn bát thứ nhất gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Đặc biệt bát chân giò hầm măng phải được nấu bằng chân giò vừa có nạc vừa có mỡ, ở giữa bát canh phải có một miếng thịt ba chỉ cắt vuông vứt.

Thứ hai là bốn dĩa gồm: gà luộc, thịt lợn luộc, giò lụa và chả quế. Và món không thể thiếu trên mâm cỗ miền Bắc đó chính là xôi gấc, với mong ước nhiều điều may mắn sẽ đến trong năm.

Bên cạnh đó, dưa hành là món ăn kèm không thể thiếu trong hương vị ngày Tết. 

Mâm cơm Tết miền Trung

Mâm cơm Tết miền Trung

Là một miền nằm giữa bản đồ đất nước, thời tiết miền Trung rất khắc nghiệt nên mâm cỗ Tết miền Trung thường sẽ đầy đủ từ món khô đến món nước.

Mâm cơm Tết miền trung rất đặc sắc được chế biến rất phong phú hầu như đều là các món món mặn đậm gia vị và có thể bảo quản được lâu như nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim,…Ngoài ra còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.

Đặc biệt người miền Trung thường có thói quen ăn “cuốn” nên trong mâm cơm ngày Tết chắc chắn không thể thiếu đến món bánh tráng cuốn rau sống. Bên cạnh đó còn có một số món trộn như: thịt gà trộn rau răm, măng trộn, mít trộn làm món ăn khai vị.

Ngoài ra người miền Trung còn có những loại bánh tráng miệng như: bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh in bột nếp, bánh sen tán và các loại bánh đậu xanh được nặn theo hình trái cây cực kỳ điệu nghệ.

Mâm cơm miền Nam 

Mâm cơm miền Nam

Phong tục đón Tết của miền Nam rất giản dị, những món ăn ngày Tết của miền Nam thường là chả giò chiên, lạp xưởng, gỏi gà xé, món kiệu ăn kèm, đây là những món được bày trên mâm cỗ.

Đặc biệt, bánh tét của người miên Nam có phần đa dạng hơn về vỏ bánh và nhân. Chẳng hạn như bánh tét nếp cẩm, bánh tét ngọt như bánh chuối hoặc bánh tét dừa,…

Và hai món không thể thiếu của các gia đình miền Nam đó chính là món thịt kho trứng và canh khổ qua. Tất cả những món trong mâm cơm miền Nam mang một ý nghĩa tốt đẹp với ước nguyện một năm mới sung túc và đủ đầy.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là một số gợi ý về mâm cơm ngày TếtGuvi muốn gửi đến bạn, đến những nàng dâu năm đầu về gia đình chồng mà khác vùng miền có thể hiểu hơn về nét văn hóa của mỗi miền để có thể bày mâm cơm chuẩn chỉnh đúng ý mẹ chồng hơn nhé. Hy vọng sang năm mới này, bạn và gia đình sẽ có một cái Tết trọn vẹn, ấm no và sung túc!

leave a comment