Cách Vệ Sinh Bếp Gas Âm Ngay Tại Nhà Với 5 Bước Cực Chuẩn

banner cách làm sạch bếp gas âm cực kỳ sạch
Chia sẻ

Nếu biết cách vệ sinh bếp gas âm đúng chuẩn sẽ giúp sản phẩm của sử dụng tốt nhất, lâu bền hơn. Làm cho các món ăn được nấu chín ngon và thơm hơn, đồng thời đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để được hướng dẫn từng bước chi tiết.

>>> Tìm hiểu thêm:

1. Những tác hại khi không vệ sinh bếp gas âm

  • Lửa của bếp gas có màu đỏ. Hiện tượng này xuất hiện, do quá trình chế biến bạn vô tính làm tràn dầu mỡ làm bẩn đầu đốt. Mà đầu đốt là nơi tạo ngọn lửa cho bếp gas, vì vậy cần phải làm sạch định kỳ.
  • Mặt bếp gas âm dơ, nhiều dầu mỡ gây mất thẩm mỹ cho không gian
  • Mất vệ sinh trong an toàn thực phẩm, sẽ là nơi phát triển của nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
  • Làm hao tốn nhiên liệu gas khi đốt
mặt bếp âm dơ
Mặt bếp âm dơ

Vì vậy, bạn cần phải làm sạch bếp gas âm thường xuyên. Để đảm bảo bếp hoạt động ổn định, tiết kiệm chi phí hơn.

2. Các bước vệ sinh bếp gas âm

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Nước rửa chén
  • Giấm trắng
  • Bàn chải cũ
  • Khăn mềm
  • Thau
  • Một miếng xốp gửi chén
  • Găng tay cao su

Bước 2: Khóa van bếp

  • Trước khi vệ sinh bếp gas âm, bạn cần phải khóa van bếp và van bình ga để đảm bảo an toàn trong quá trình làm sạch. Khí ga sẽ không thoát ra ngoài, gây cháy nổ. Và nên để nguội hẳn, tránh bị phỏng, làm bếp bị sốc nhiệt dễ mòn.
  • Tiếp theo, đổ nước vào thau nước sạch và cho thêm nước rửa chén, tạo bọt
  • Tháo rời bộ phận kiềng bếp bỏ vào thau nước rửa chén đã chuẩn bị. Bởi vì khi chế biến thức ăn có trào ngược ra, rơi xuống rất là dơ, cộng thêm vị trí này tiếp xúc thường xuyên với lửa nên sẽ ra là bẩn. Bạn nên ngâm trong 5 phút để dầu mỡ, cặn thức ăn dư, vết bẩn mềm ra, dễ dàng vệ sinh hơn trong bước 5.

Bước 3. Làm sạch phần chia lửa và đầu đốt

Đây là các bộ phận nhiều người bỏ quên đi, lười làm sạch. Đôi khi không phải lười nữa, mà chúng ta không có kiến thức, chúng ta sợ. Mọi người cứ làm đi, Guvi sẽ hướng dẫn cho:

  • Đầu tiên là tháo rời đầu hâm, chỉ cần nhấc nó lên, tiếp theo là vòng chia lửa ngoài. Cuối cùng tháo là khay chia lửa. Sau đó, bạn dùng khăn giấy lau bên trong, khi lau bạn nhớ cẩn thận làm gãy kim sứ đánh lửa vì rất khó thay.
cách vệ sinh bếp gas âm làm sạch mâm chia lửa
Làm sạch đầu hâm và mâm chia lửa bếp gas âm
  • Dùng tâm làm sạch các khe hở của đầu hâm. Rồi ngâm bộ chia lửa, đầu hâm với giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 trong 3 phút.
  • Dùng bọt biển, rửa chén để rửa sạch bộ chia lửa. Sau cùng lau khô và úp ngược đầu hâm và phần chia lửa để ráo nước

Bước 4: Làm sạch bề mặt bếp

Bước tiếp theo của vệ sinh bếp gas âm là làm sạch mặt trên của bếp, bạn có thể dùng baking soda pha với giấm. Nhưng bạn cũng có thể dùng nước rửa bếp chuyên dụng hoặc nước rửa chén.

cách vệ sinh bếp gas âm làm sạch bề mặt
Cách vệ sinh mặt bếp âm
  • Sử dụng khăn giấy ăn loại bỏ bụi, thức ăn dư
  • Tiếp theo, ban xịt nước rửa bếp chuyên dụng hoặc làm hỗn hợp nước rửa chén và nước ấm. Rồi dùng miếng xốp mềm lau chùi bề mặt bếp
  • Đối với những vị trí khó tẩy, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng cũ để chà sạch
  • Sau cùng, bạn dùng khăn ẩm mềm để lau lại, bạn sẽ nhúng nước và lau sạch lại 1-2 lần

Chú ý:

– Bếp ga hiện tại có 2 loại mặt kính và mặt bếp kim loại, bạn có thể dùng cách này cho cả hai loại

– Ngoài sử dụng nước rửa chén ra, bạn có thể dùng chanh, baking soda pha với giấm để làm sạch mặt bếp. Nhưng với chanh chỉ nên dùng phần mặt kính thôi nha, với mặt bếp kim loại phải lau lại thật kỹ đó

– Baking soda phải pha nhiều giấm một chút để bột tan hết, không bị vón cục, và phải lau lại thật kỹ để không còn mùi giấm nhé.

Bước 5: Vệ sinh kiềng bếp và lắp đặt lại các bộ phận

Cách làm sạch chân kiềng bếp âm
Cách làm sạch chân kiềng bếp âm

Bây giờ chúng ta trở lại phần kiềng bếp. Lúc này, chất bẩn đã nhả ra bớt.

  • Cho miếng nước rửa chén vào miếng xốp mềm và chùi sạch kiềng bếp
  • Tráng lại với nước và lau khô thôi!

Sau khi vệ sinh bếp gas âm các bộ phận đã khô, chúng ta lắp lại như vị trí ban đầu là được. Từ khay chia lửa, bếp chia lửa ngoài, đầu hâm. Chú ý hãy đặt đúng khớp của mâm chia lửa. Sau đó mở van gas, van bếp lại, rồi bật lên kiểm tra lửa có đốt ổn định hay chưa?

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

3. Những lưu ý khi dùng bếp âm

Không dùng bếp nấu liên tục trong thời gian dài

Thông thường, bếp gas âm đều trang bị mặt kính giúp chịu lực, chịu nhiệt tốt, ít trầy xước và dễ làm sạch. Nhưng, bạn dùng bếp đun nấu liên tục, thời gian dài, lửa lớn, nguy cơ bị biến dạng, nứt vỡ rất lớn, do nhiệt tăng cao.

cách bảo quản bếp âm
Cách bảo quản bếp âm

Chọn kích cỡ chảo, xoong, nồi thích hợp với kiềng bếp

Chọn kích thước chảo, nồi, xoong phù hợp với kiềng bếp là cách giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Trong quá trình nấu không nên để nước, súp chảy tràn xuống bếp

Khi bếp đang được bật lửa nóng, nếu để nước chảy thấm xuống sẽ dễ gây ảnh hưởng bề mặt bếp. Thức ăn dư sẽ bám vào kiềng bếp, bộ chia lửa.

Khóa kỹ van bếp, van bình gas sau khi nấu xong

Mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi nấu, bạn nên khóa van bếp âm và van gas cẩn thận. Để tránh tình trạng cháy nổ xảy ra, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Làm bếp kỹ càng, định kỳ

Bạn vệ sinh bếp âm thường xuyên, cứ một lần mỗi tuần. Chỉ cần thực hiện theo 5 bước bên trên là chắc chắn bếp nhà bạn sẽ sạch bong. 

3. Lời kết

Thông qua bài viết 5 bước vệ sinh bếp gas âm, Guvi hy vọng bạn sẽ được dùng được lâu bền, lúc nào chiếc bếp cũng sạch bong như mới làm tô điểm thêm cho không gian bếp xinh xắn hơn

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*