cach bao quan so huyet

5 Cách Bảo Quản Sò Huyết Lâu, Giữ Độ Tươi Ngon

2 Tháng Mười Một, 2023 le thuy vi 0 Comments

Liệu bạn đã biết cách bảo quản sò huyết tươi ngon nhưng vẫn để được lâu chưa? Dù đây là loại thực phẩm dễ tìm và dễ tiếp cận vì giá thành hợp lý, nhưng nếu bạn không lưu ý trong cách bảo quản thì sẽ rất lãng phí. Hãy để GUVI mang đến cho bạn một vài mẹo trong cách bảo quản sò huyết thông qua bài viết này.

Phương pháp chọn sò huyết tươi ngon

Cách chọn sò huyết

  • Bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn cửa hàng hoặc nguồn mua sò huyết uy tín, đáng tin cậy trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Người dùng thường bị đánh lừa trong việc lựa chọn những con sò huyết càng to thì chất lượng càng cao. Thế nhưng, bạn chỉ nên chọn kích cỡ sò vừa phải, tránh chọn sò quá to sẽ bị dai hay sò quá bé sẽ bị teo lại trong quá trình chế biến.
  • Bạn cũng không nên chọn những con đã có vỏ bị bong tróc, nứt nẻ hay thậm chí là bị vỡ vỏ.
  • Ngoài ra, sò huyết tươi sẽ thường lộ phần thịt đỏ ra ngoài, khi bạn chạm vào chúng sẽ rụt lại và thường sẽ ngậm chặt miệng. Nếu khi bạn bóp nhẹ sò mà vỏ đã bị tách ra, rất có thể sò đã bị hỏng.
  • Cuối cùng, bạn nên chú ý đến mùi của sò. Sò tươi sống thường có mùi biển tự nhiên, nếu như sò có mùi tanh hay mùi gây khó chịu khác thì đây là dấu hiệu cho thấy sò đã bị hư.

Cách bảo quản sò huyết tươi ở nhiệt độ thường

Sò huyết ở môi trường thông thường

1. Ngâm sò trong nước

Sau khi về nhà, bạn nên để sò huyết vào thau đựng. Đảo sò nhẹ tay, không cần chà rửa và cho nước vào xâm xấp với lượng sò trong thau. Ngâm sò trong khoảng 15 phút.

Bạn không nên ngâm sò quá lâu vì sò có thể chết do bị ngộp, cách này chỉ áp dụng trong khoảng 10 tiếng để đảm bảo độ tươi ngon của sò.

2. Phương pháp phun hơi nước

Với phương pháp này, bạn cũng cần cho sò huyết vào thau để đựng. Dùng hơi nước phun trực tiếp vào bề mặt của sò huyết.

Đây là cách bảo quản sò huyết còn tươi mà không làm ảnh hưởng đến hương vị và kích thước của sò. Nếu bạn chưa cần chế chiến sò ngay thì bạn có thể áp dụng phương pháp phun hơi nước trong vòng một ngày.

3. Bảo quản sò huyết bằng túi vải

Bạn cần chuẩn bị một túi vải với kích thước tương ứng với số lượng sò mà bạn muốn bảo quản. Cho sò vào túi vải và tưới ít nước lên bề mặt vải đó.

Vì sò huyết có khả năng sống rất lâu trong môi trường ẩm ướt, vậy nên với cách này bạn có thể giữ được độ tươi của sò đến 3 ngày.

Cách bảo quản sò huyết bằng tủ lạnh

trữ sò huyết trong tủ lạnh

1. Bảo quản tươi ở ngăn mát

Rửa sạch sò huyết bằng nước muối và cho vào hộp kín hoặc túi kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản sò tươi lâu khoảng 2 – 5 ngày, tránh để quá lâu sẽ làm giảm chất lượng thịt của sò.

2. Bảo quản trong ngăn đá

Ngâm sò trong nước muối hoặc nước vo gạo trong khoảng 3 tiếng hoặc một buổi để sò có thể nhả hết chất dơ bẩn bên trong ra ngoài.

Rửa lại sò huyết bằng nước sạch và chần sơ qua nước sôi. Bạn chỉ cần chần sơ qua sò, tránh để miệng sò bị bật ra, làm mất độ ngon của sò.

Sau đó, bạn có thể dùng dao, muỗng hoặc dụng cụ chuyên dụng để tách lấy thịt sò huyết. Bạn nên lưu ý tách hết phần thịt sò, tránh lãng phí bao gồm cả phần máu sò vì đây là phần đầy chất dinh dưỡng.

Sử dụng túi zip chân không hoặc hộp kín khí để chứa sò. Nếu cần sử dụng trong ngày, bạn chỉ cần để sò ở ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của bạn cần lưu trữ sò lâu hơn thì cách này có thể bảo quản sò từ 7 – 10 ngày.

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng sò huyết

Cách mẹ bầu dùng sò huyết

Sò huyết dù là thực phẩm dinh dưỡng nhưng cũng sẽ rất “độc” nếu bạn ăn sai cách, vậy nên hãy lưu ý một vài thông tin như sau:

  • Bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của sò, nếu phát hiện dấu hiệu hư hỏng của những con sò nào thì cần loại bỏ nó ngay. Điều này giúp hạn chế để sò ở nơi bị nhiễm vi khuẩn gây hại, tránh tác động đến số lượng sò còn lại.
  • Trước khi chế biến và sử dụng, bạn cũng cần kiểm tra kỹ lại sò. Phải xem kỹ trong vấn đề về mùi và vỏ sò có bị mở miệng hay không. Nếu sò có mùi tanh hay đã bị mở miệng thì đây là dấu hiệu thể hiện sò đã bị hỏng.
  • Cần tránh sử dụng sò không còn chất lượng tốt, nếu không bạn có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe.
  • Mẹ bầu 3 tháng không nên sử dụng sò huyết vì đây là thời kỳ thai nhi chưa ổn định, sau 3 tháng thì có thể sử dụng sò huyết trong một vài món ăn. Tuy nhiên, cần lựa chọn sò đảm bảo chất lượng và chế biến đúng cách, nấu chín, tránh kết hợp với các thực phẩm không phù hợp với mẹ bầu.

Dinh dưỡng có trong sò huyết

Dinh dưỡng thiết yếu trong sò huyết

Sò huyết chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, và axit béo omega-3. Protein trong sò huyết là một nguồn cung cấp axit amin cần thiết cho cơ bắp và sự phát triển của cơ thể. Sò huyết cũng là một nguồn cung cấp vitamin B12, giúp duy trì sức khỏe của hệ thần kinh và sản xuất tế bào máu.

Ngoài ra, sò huyết cung cấp sắt, kẽm, và selenium, các khoáng chất quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu, kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch và tăng cường sức kháng của cơ thể, còn selenium có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do.

Hơn nữa, sò huyết chứa axit béo omega-3, có lợi cho tim mạch và sức khỏe tinh thần. Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng này biến sò huyết thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, hãy luôn kiểm tra sò huyết để đảm bảo chúng còn tươi và an toàn trước khi tiêu thụ.

Các món ngon cùng sò huyết

Món ngon hấp dẫn

Sò huyết là một món hải sản ngon và đa dạng, có thể làm thành nhiều món ăn thơm ngon vừa miệng. Dưới đây là một số món ăn phổ biến, có cách làm đơn giản được chế biến từ sò huyết mà GUVI muốn giới thiệu với bạn:

  • Sò huyết nướng mỡ hành: Sò huyết được nướng chín trên lửa than hoặc bếp nướng sau khi được tẩm ướp với mỡ hành, tỏi, gia vị, và tiêu.
  • Sò huyết hấp bia: Sò huyết hấp bia là một món ngon và độc đáo. Sò huyết được hấp trong bia với gia vị tùy theo khẩu vị. Món này thường dùng trong những buổi tụ tập hoặc các buổi nhậu giữa các đấng mày râu.
  • Salad sò huyết: Sò huyết còn tươi ngon có thể được chế biến thành món salad ngon miệng, tốt cho sức khỏe  với các loại rau sống, hành tím, cà chua, dứa, và gia vị. Salad sò huyết thường được ướp với sốt từ chanh và dầu ôliu, nó có thể được xem là một món ăn healthy cho người đang giảm cân.
  • Sò huyết xào me: Món sò huyết xào me là một món ăn ngon miệng và thú vị với hương vị chua ngọt cay, hấp dẫn và thích hợp để thưởng thức cùng với cơm trắng.

Xem thêm: Cách bảo quản rượu vang đúng cách

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi về bảo quản sò huyết

Sò huyết ngâm nước có chết không?

Sò huyết ngâm nước có thể không còn sống, nhưng vẫn có thể giữ được độ tươi nếu bạn đảm bảo nước ngâm luôn trong tình trạng sạch và lọc nước thường xuyên.

Cách nhận biết sò huyết chết

Sò huyết chết thường mở vỏ và không đóng lại khi bóp nhẹ.

Thịt sò huyết chết thường trở nên nát và màu sắc không tươi.

Sò cũng sẽ có mùi hôi tanh khi đã hỏng.

Cách bảo quản sò qua đêm

Dùng hộp kín hoặc túi ni lông để chứa sò và bảo quản trong tủ lạnh chứ không đựng trong nước. Nhanh chóng sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo sự tươi ngon nhất và an toàn thực phẩm.

Xem thêm:

Hy vọng thông qua bài viết về cách bảo quản sò huyết này, GUVI đã có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lưu trữ và sử dụng như thế nào để đảm bảo độ tươi ngon cho loại hải sản này và khả năng tránh gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng. Đừng quên ghé vào GUVI để có thể cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

leave a comment