3 7

Cách Làm Bánh Da Lợn Ngon Chuẩn Vị Miền Tây

20 Tháng sáu, 2023 le thuy vi 0 Comments

Bánh da lợn gần gũi đã đi vào ký ức tuổi thơ của bao người và trở thành một món ăn đặc trưng của miền Tây Việt Nam. Món bánh da lợn để thực hiện cực đơn giản, hãy thực hiện ngay theo hướng dẫn cách làm bánh da lợn chi tiết của GUVI dưới đây nhé!

Các cách làm bánh da lợn

Cách làm bánh da lợn đậu xanh nước cốt dừa

Nguyên liệu làm bánh

Nguyên liệu

  • Nước dừa
  • 400 gram lá dứa
  • 200 gram đậu xanh ngâm nước
  • 550 gram bột năng
  • 50 gram bột gạo
  • 550 gram đường
  • 4 gram muối
  • 4 ống vani
  • 50 gram bột gạo

Cách làm

Bánh da lợn

Bước 1: Làm lớp bột

  • Trộn đều hỗn hợp nước dừa, đường, muối, bột gạo và bột năng và vani trong thau lớn. Sau đó bạn lược qua rây để lấu hỗn hợp mịn. Sau đó chia thành 3 phần bằng nhau.

Bước 2: Làm nhân đậu xanh

  • Ngâm đậu xanh từ 3- 4 tiếng bằng nước rồi rửa sạch. Sau đó cho đậu vào nồi, nấu khoảng 20 phút là đậu sẽ mềm. Cho đậu  xanh đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi trộn đậu với 1/3 hỗn hợp bột là đã xong phần nhân bánh.
  • Từ từ thêm nước cốt lá dứa vào hỗn hợp bột còn lại, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp có màu xanh lá đẹp mắt.

Bước 3: Hấp bánh

  • Bạn phết một lớp dầu ăn vào khuôn bánh. Sau đó, nấu một chiếc nồi có kích thước lớn hơn khuôn lên bếp, đổ nước vào nấu sôi rồi đặt khuôn bánh vào để hấp cách thủy.
  • Hấp 15 phút 350ml bột đậu xanh cho chín. Sau đó, đổ tiếp 350ml bột lá dứa vào, hấp thêm khoảng 15 phút. Làm tương tự như vậy đến khi số lớp bánh theo sở thích của bạn.
  • Khi bánh chín, bạn lấy khuôn ra khỏi nồi hấp, đợi bánh nguội rồi bạn bỏ bánh ra mẹt tre hoặc đĩa có lót sẵn lá chuối.
  • Thành phẩm: Bánh da lợn ngon có sự đan xen của mùi thơm thoang thoảng của lá dứa, màu xanh dẻo đẹp mắt rất hấp dẫn. Hương vị bánh có sự kết hợp với phần nhân đậu xanh béo bùi hòa quyện cùng nước dừa ngọt thơm khiến ai ăn rồi cũng mê.

Bánh da lợn truyền thống

Bánh da lợn truyền thống

Nguyên liệu

  • 100ml nước lá dứa
  • 300ml nước dừa
  • 150g đường
  • 250g bột năng
  • 20g bột gạo
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 100g đậu xanh không vỏ
  • Dụng cụ: rây lọc. máy xay sinh tố

Cách làm

Bước 1: Nấu đậu xanh

  • Rửa sạch 100g đậu xanh, rồi cho vào nồi cùng một 400ml nước rồi nấu sôi, sau khi đậu chín thì lấy ra xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Đợi đậu xanh nguội thì bạn cho vào 200ml nước cốt dừa, 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối, 50g bột năng rồi trộn cho đều. Tiếp đến bạn cho tất cả vào máy xay rồi xay nhuyễn, sau đó lọc qua rây lọc thu được hỗn hợp mịn.

Bước 2: Làm bột lớp màu xanh và trắng

  • Để làm lớp màu xanh thì bạn cho vào tô 100ml nước lá dứa, 50g nước cốt dừa, 100g bột năng, 10g bột gạo, 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối rồi trộn đều.
  • Đối với lớp màu trắng bạn thực hiện tương tự màu xanh, lúc này bạn cho 100ml nước lá dứa, 50g nước cốt dừa, 100g bột năng, 10g bột gạo, 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối rồi trộn đều.

Bước 3: Đổ khuôn và hấp bánh da lợn

  • Đổ nước vào nồi hấp, phết một lớp dầu ăn thật mỏng vào khuôn rồi cho 1 lớp màu trắng, 1 lớp đậu xanh, 1 lớp màu xanh.
  • Để tạo được lớp ombre thì mỗi phần đổ khuôn thì bạn pha một muỗng canh màu lá dứa vào màu trắng. Cứ mỗi lần đổ khuôn thì mỗi lần pha màu để tạo được màu như mong muốn.

Bước 4: Thành phẩm

  • Lấy bánh ra để nguội, thoa một lớp dầu mỏng lên dao rồi cắt bánh sẽ dễ dàng hơn. Bánh có thể để ở ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tuần các bạn nhé. Bánh có màu sắc bắt mắt, đặc trưng của lá dứa.
  • Các lớp bánh tạo nên một hương vị béo béo, ngọt thanh nhưng không quá gắt khiến ai ăn rồi cũng nhớ mãi.

Cách làm bánh da lợn bằng nồi cơm điện

Hấp bánh da lợn

Nguyên liệu

  • Bột năng: 200gr.
  • Bột gạo: 200gr.
  • Đậu xanh nhuyễn: 130gr.
  • Nước dừa: 320ml.
  • Nước cốt lá dứa: 200ml.
  • Đường.

Cách làm

  • Trộn hỗn hợp từ 100gr bột năng, 100gr bột gạo, đường và nước cốt dừa. Mang hỗn hợp này đi xây rồi sau đó lọc qua rây cho mịn.
  • Tiếp theo, trộn đậu xanh cùng phần bột năng và bột gạo còn lại. Cho thêm nước cốt lá dứa rồi trộn cho đều. Lúc này, mang hỗn hợp mới đi xay và lọc qua rây như trên.
  • Trước khi cắm nồi cơm điện, hãy quét một lớp dầu vào trong nồi. Cho phần màu bánh bạn yêu thích cao khoảng 0.8 – 1cm vào trước. Tiến hành cắm và bật nút nồi cơm trong vòng 5 phút.
  • Sau đó đổ phần màu bánh còn lại và tiếp tục hấp bằng nồi cơm trong 5 phút. Hấp bánh xong, lấy bánh ra dĩa và để nguội là bạn có thể thưởng thức.

Cách làm bánh da lợn đậu xanh cuộn sầu riêng

Bánh da lợn cuộn

Nguyên liệu

  • Đậu xanh bóc vỏ 70g
  • Cơm sầu riêng 100g
  • Nước cốt dừa 730ml
  • Đường 290g
  • Bột năng 260g
  • Bột gạo 130g
  • Lá dứa 120g
  • Muối 4g
  • Vani 1 ống

Cách làm

Bước 1: Làm phần bột màu trắng

  • Xay nhuyễn hỗn hợp bao gồm: 70gr đậu xanh, 100gr sầu riêng, 160gr đường và 2gr muối. Sau đó, tiếp tục cho 100gr bột năng và 80gr bột gạo, 100ml nước vào máy xay cho nhuyễn.

Bước 2: Làm phần bột màu xanh

  • Khuấy đều 330ml nước cốt dừa, 130gr đường, 2gr muối và 1 ống vani, cho tiếp 160gr bột năng và 50gr bột gạo khuấy tan. Cuối cùng cho thêm 150ml nước cốt lá dứa khuấy đều, để bột nghỉ 30 phút.

Bước 3: Hấp bánh và cuộn bánh

  • Đầu tiên, bạn đổ một lớp bột bánh màu xanh, hấp cho chính. Sau đó đổ thêm một lớp bột đậu xanh. Khi bánh chín, bạn hãy lấy bánh có 2 lớp đó ra và cuộn lại, ép thật chặt.
  • Sau đó, khi bánh nguội bạn cắt bánh thành từng khoanh tròn, bày ra dĩa và thưởng thức.

Làm bánh da lợn cà phê

Bánh da lợn cà phê

Nguyên liệu

  • 1 gói cà phê đen
  • 50g đậu xanh
  • 200ml nước cốt dừa
  • Bột năng, bột gạo
  • Gia vị: Đường, muối, dầu ăn

Cách làm bánh da lợn cà phê

Bước 1: Pha bột cho bánh

  • Pha 1 gói cà phê đen với 100ml nước nóng, sau đó cho thêm 300ml nước lọc. Dùng 1 cái tô khác, cho 150g bột năng, 20g bột gạo và 100g đường vào. Đổ nước cà phê vừa pha vào hỗn hợp rồi cho thêm ⅓ muỗng cà phê muối, khuấy đều cho tan rồi lọc qua rây.
  • Cho 50g đậu xanh vào cối xay sinh tố, cho tiếp 200ml nước cốt dừa và xay nhuyễn. Tắt máy, cho ra tô rồi cho thêm 100g đường, 150g bột năng, 20g bột gạo vào khuấy đều rồi lọc qua rây.

Bước 2: Hấp bánh

  • Thoa 1 lớp dầu ăn mỏng lên thành khuôn. Cho khuôn vào nồi hấp trong khoảng 5 phút cho khuôn nóng.
  • Đầu tiên, đổ lớp thứ nhất đổ bột một lớp bột bánh màu xanh vào và đậy nắp hấp trong 5 phút. Tiếp tục đổ lớp thứ 2, bạn đổ từng lớp xen kẽ như vậy cho đến lớp cuối cùng bạn hấp trong khoảng 15 phút là bánh sẽ chín.

Bước 3: Thành phẩm

Bánh mềm, dẻo dẻo dai dai thơm mùi cà phê cùng vị béo của nước cốt dừa chắc chắn sẽ khiến bạn ăn hoài mà không thấy ngán. Nếu sử dụng không hết trong ngày, bạn có thể bảo quản bằng cách bỏ vào tủ lạnh, khi nào ăn bạn lấy ra hấp lại, cách này có thể bảo quản bánh được từ 2-3 ngày.

Bánh da lợn khoai môn

Bánh da lợn khoai môn

Nguyên liệu

  • 400gr lá cẩm
  • 300gr khoai môn
  • 500gr bột năng
  • 330gr bột gạo
  • 600ml nước cốt dừa
  • 750gr đường
  • Gia vị khác: Muối, dầu ăn

Cách làm bánh da lợn khoai môn

Bước 1: Làm lớp bột lá

  • Đun sôi 650ml nước lọc, sau đó cho 400gr lá cẩm vào nồi nấu trong khoảng 5 phút sẽ thu được phần nước lá cẩm màu tím đậm.
  • Sau đó bạn cho 300gr bột năng, 100gr bột gạo, 400gr đường, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng dầu ăn vào nước lá cẩm vừa thu được, khuấy thật đều để tất cả các nguyên liệu tan ra.

Bước 2: Làm lớp bột khoai môn

  • Luộc chín 300gr khoai môn rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Tiếp đến bạn cho các nguyên liệu còn lại gồm 230gr bột gạo, 200gr bột năng, 350gr đường, 1 muỗng cà phê muối và 650ml nước cốt dừa vào 960ml nước lọc vào cùng khoai môn mới xay nhuyễn, khuấy cho thật đều.

Bước 3: Hấp bánh da lợn khoai môn lá cẩm

  • Bạn cho nước vào xửng hấp rồi đun sôi và quét một lớp dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó bạn đổ lá cẩm và khoai môn ra từng chén nhỏ.
  • Khi nước đã sôi thì bạn đổ một lớp bột lá cẩm vào hấp 15 phút, khi lớp lá cẩm đã chín thì bạn đổ tiếp vào lớp bột khoai môn rồi tiếp tục hấp trong 15 phút.
  • Tiếp tục đổ xen kẽ các lớp bột vào và hấp như vậy cho đến khi đầy khuôn hoặc đạt số lớp bạn thích. Khi đổ lớp cuối cùng bạn hấp bánh trong 15 phút là bánh chín. Để kiểm tra, bạn dùng que tăm đâm vào bánh thấy bánh không bị dính tức là bánh đã chín, khi đó bạn có thể lấy bánh ra cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bánh da lợn ngũ sắc

Bánh da lợn ngũ sắc

Nguyên liệu

  • 400ml nước cốt dừa
  • 40g bột nếp
  • 300g bột năng
  • Lá dứa, hạt dành dành, lá cẩm, gấc,…
  • Gia vị: Đường, muối, dầu ăn
  • Dụng cụ: Nồi hấp, rây lọc, tô,…

Cách làm bánh da lợn ngũ sắc

Bước 1: Tạo màu

  • Lá cẩm sau khi mua về bạn rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi đến khi lá cẩm ra nước màu tím thì tắt bếp. Dùng rây lọc lấy phần nước.
  • Tương tự, cho 8 – 10 hạt dành dành cùng 500ml vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, bạn dầm hạt ra cho nát rồi dùng rây lọc lọc lấy nước.
  • Lá dứa mua về bạn rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5cm. Cho lá dứa vào máy xay sinh tố, xay cùng 200ml nước. Dùng rây lọc bỏ cặn lấy nước. Gấc bạn cắt đôi, lọc lấy phần thịt gấc bên trong, bỏ hạt.

Bước 2: Pha bột

  • Cho vào khoảng 400ml nước cốt dừa, 100ml nước, 200g đường và ⅓ muỗng cà phê muối khuấy đều cho tan. Tiếp theo bạn cho 300g bột năng cùng 40g bột nếp vào, khuấy đều. Lọc qua rây một lần nữa để được mịn hơn.

Bước 3: Pha màu

  • Chia phần bột vừa pha thành 5 phần: 4 phần bạn cho 4 màu đã tạo ở bước 1 vào, 1 phần còn lại bạn giữ nguyên để làm màu trắng.

Bước 4: Đổ khuôn và hấp bánh

  • Bôi 1 lớp dầu ăn mỏng vào khuông hấp rồi cho vào nồi. Đổ lớp thứ nhất, hấp lớp thứ nhất trong 5 phút để chín.
  • Mở nắp và đổ lớp thứ 2. Bạn tiếp tục làm như thế cho đến khi hết phần bột đã chuẩn bị nhé. Sau khi đổ phần bột cuối cùng bạn đậy nắp và hấp khoảng 10 phút là bánh sẽ chín đều.

Bước 5: Thành phẩm

Bánh da lợn dai dai, dẻo dẻo kết hợp với vị béo của nước cốt dừa và vị thơm của lá dứa, lá cẩm,… với phần màu ngũ sắc vô cùng bắt mắt chắc chắn sẽ khiến bạn ăn hoài mà không thấy ngán.

Kinh nghiệm làm bánh da lợn bằng bột pha sẵn

Bánh da lợn

Cách làm bánh da lợn này không phải là quá khó hay đòi hỏi kĩ năng làm bánh phải tốt. Tuy nhiên, để có món bánh trở nên hoàn hảo hơn thì bạn cần lưu ý những mẹo sau:

  • Cần chọn lựa nguyên liệu chất lượng: đậu xanh phải chọn hạt căng, loại bỏ những hạt đậu bị lép, bị hư; lá dứa cũng chọn những lá vừa, không quá non, không quá già già; các loại bột cũng là loại bột mới, tránh sử dụng bột đã để quá lâu, bị ẩm, bị vón cục;…Bạn có thể thay nhân đậu xanh bằng bất cứ vị gì mình thích như: khoai môn, hạt sen…
  • Công đoạn lược hỗn hợp sẽ giúp thành phẩm mịn và ngon hơn nên bạn không được bỏ qua bước này.
  • Bánh cần được hấp chín hoàn toàn để có độ ngon đúng chuẩn, nhưng cũng không nên hấp quá lâu để tránh màu bánh bị xỉn. Để tăng thêm sự hấp dẫn cho bánh, bạn có thể pha nhiều màu khác nhau như: đỏ, vàng…
  • Khi hấp, bạn nên sử dụng một cái khăn che ở nắp nồi để hơi nước không bị rỏ xuống bánh và cách lớp bánh được dính vào nhau hơn.
  • Để bánh dai và không bị khô bạn nên để bánh ngâm trong chậu nước đá khoảng 30 phút sau khi hấp.
  • Để kiểm tra bánh đã chín chưa trong quá trình hấp thì bạn nên sử dụng tăm tre ghim nhẹ vào bánh, khi rút lên nếu không thấy bột dính vào tăm tức là bánh đã chín.
  • Lưu ý cuối cùng là cần bảo quản bánh tốt, tránh để bên ngoài dưới thời tiết nắng nóng dễ khiến bánh bị hư.

Xem thêm:

Bài viết trên đây giới thiệu cách làm bánh da lợn đơn giản mà hương vị vô cùng thơm ngon đặc trưng của người dân miền Tây. Nếu có thời gian thì bạn hãy làm ngay tại nhà cho gia đình bạn thưởng thức nhé. Bên cạnh món bánh thơm ngon đặc trưng này, nếu bạn muốn xem thêm và học cách làm nhiều loại bánh thơm ngon khác thì hãy tham khảo thêm ở Chuyên đề Món ngon của GUVI nhé! Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn!

leave a comment