Bị Chuột Cắn Có Sao Không? Và Bí Kíp Xử Lý Khi Bị Chuột Cắn

bị chuột cắn có sao không và cách xử lý khi bị chuột cắn
Chia sẻ

Bạn có tưởng tượng được vết chuột cắn sẽ trông như thế nào chưa? Rồi bị chuột cắn có sao không? Hàng vạn câu hỏi quay vòng vòng mà không có câu trả lời. Guvi mong rằng lúc đấy bạn đừng hoảng loạn nhé. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn đấy. Sau đây Guvi sẽ mách cho bạn một số bí kíp xử lý khi bị chuột cắn.

1. Nguyên nhân dẫn đến bị chuột cắn

bị chuột cắn có sao không

Chuột là loại động vật ăn tạp bậc nhất trong môi trường tự nhiên của chúng ta. Hiển nhiên khi mà đi đến đâu, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những con chuột đang gặm nhấm ở thùng rác, ống cống,… Rất có thể bọn chuột đã chọn lựa ngôi nhà xinh đẹp của chúng ta làm nơi ẩn nấp cũng nên. Chúng ta phải tìm hiểu kỹ để biết rõ được cách xử lý khi bị chuột cắn.

Chuột cắn vì nguyên do gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị chuột cắn mà chúng ta không thể ngờ đến. Cũng đã có nhiều trường hợp người trưởng thành bị cắn.

  • Đầu tiên có thể nói đến việc vô tình, ngẫu nhiên bị cắn mà đến bạn cũng không hiểu được nguyên nhân.
  • Bạn kích động bọn chúng và lũ chuột không ngần ngại quay lại đáp trả bạn ở vị trí chân chẳng hạn.
  • Đôi khi bạn dùng tay không mà bắt chuột, theo phản xạ để tự vệ, lũ chuột cũng sẽ cắn bạn.

Tìm hiểu thêm:

2. Bị chuột cắn chảy máu có sao không?

bị chuột cắn chảy máu có sao không

Chuột là loại động vật rất dễ lây lan các bệnh cho con người chúng ta. Vì chúng là loài ăn tạp và lượng thức ăn của chúng không rõ nguồn gốc. Việc khi chúng cắn con người thì rất dễ lây lan các loại bệnh có thể dẫn đến tử vong. Khi bị chuột cắn thì sẽ xuất hiện các loại bệnh như:

  • Bệnh đậu mùa khỉ

Chúng ta đã phải đối mặt với dịch bệnh Covid 19, lại có thêm bệnh đậu mùa khỉ tung hoành ngang dọc. Theo các tài liệu nghiên cứu y khoa thì chủng virus này thuộc chi Orthopoxvirus trong họ trong họ virus Poxviridae.

Để nhận biết bệnh đậu mùa khỉ thì cơ thể sẽ có: sốt cao, đau cả người, phát ban,… ngoài ra còn có thể nổi hạch, nên nếu thấy dấu hiệu thì bạn cứ đi kiểm tra cho chắc chắn. Dựa theo phân tích khoa học thì bệnh đậu mùa khỉ có lây lan qua đường máu, thông qua vết xước của động vật làm bạn bị thương. Một khi chuột cắn vào bất kỳ chỗ nào trên cơ thể mà xuất huyết thì bạn nên đi kiểm tra nhé.

  • Bệnh sốt chuột cắn (Sodoku)

Bệnh sốt này do chuột cắn còn gọi là bệnh Sodoku do nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum Minus một dạng nhiễm độc do xoắn khuẩn từ máu của bệnh nhân từ vết cắn của chuột. Bệnh có thời gian ủ bệnh trong vòng 5 – 6 tuần.

Đầu tiên bạn sẽ thấy được sốt không đều, lúc khỏe lúc sốt. Triệu chứng khi gặp phải là bệnh nhân dễ lên cơn co giật, gặp ảo giác, mê sảng,… Vị trí của vết cắn xuất huyết có thể dẫn đến hoại tử tại chỗ.

Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1,5 đến 2,5 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 10%.

  • Bệnh Haverhill

Bệnh sốt chuột cắn do Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của đường tiêu hóa như: buồn nôn, dạ dày không được tiêu hóa,…

Ngoài ra còn nổi các ban đỏ trên vùng da cánh tay. Các biến chứng mà bạn có thể gặp phải nếu không được điều trị tận gốc đó như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, thiếu máu, bị các bệnh về phổi, viêm màng não,…

Xem thêm:

3. Cách xử lý khi bị chuột cắn

Xử lý khi bị chuột cắn bằng cồn

Ngoài việc dọn dẹp đuổi chúng ra khỏi nhà, đôi lúc bạn sẽ bị chúng cắn lúc không thể ngờ tới, để có thêm những kiến thức để bảo vệ bản thân. Tôi mong bạn đừng bỏ qua những mẹo này. An toàn của chúng ta và cả mỗi người vẫn là trên hết. Đúng không nè?

Tùy vào độ nặng nhẹ vết cắn của chuột gây ra. Đương nhiên là chúng ta bị cắn thì phải khẩn trương đến các bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để có thể giảm được tình trạng mà vết thương gây ra. Xử lý khi bị chuột cắn càng nhanh càng tốt tránh để lại các bệnh nguy hiểm cho chúng ta.

Nếu vết cắn của bạn là vết thương hở thì Guvi có những cách để xử lý khi bị chuột cắn chảy máu:

  • Tuyệt đối không được nặn máu ra khỏi vết thương trong bất kỳ trường hợp gì nhé.
  • Nên đi tìm nguồn nước sạch và rửa thật sạch với xà phòng nhé. Hãy xoa kỹ vùng da bị cắn.
  • Hãy sát trùng với cồn (khuyến khích loại cồn 70 độ) hoặc povidine (10%).
  • Sau đó bạn nên tới bệnh viện hay trạm y tế gần nhất để kiểm tra vết thương xem có nghiêm trọng không.

Trong trường hợp các bạn không biết bị cắn, lại xuất hiện đốm nhỏ ở chân hoặc tay và có các biểu hiện như cảm cúm từ 4 – 6 ngày. Bạn bị sốt, đau nhức cơ bắp hoặc nôn mửa nhiều lần thậm chí là xuất huyết vùng mũi. Bạn hãy đến bệnh viện gấp để theo dõi sức khỏe. Đừng chủ quan đấy nhé!

4. Cách phòng tránh khi bị chuột cắn

cách xử lý khi bị chuột cắn tại nhà

  • Giữ gìn nhà cửa gọn gàng, không chất đống các đồ đạc không dùng, những nhà có liên quan đến buôn bán cần chú ý mọi ngóc ngách trong nhà hơn, nhằm hạn chế sự tồn tại của chuột ở trong nhà. khi đó chúng ta hạn chế được việc xử lý vết thương hay bị chuột cắn.
  • Đóng kín cửa nhà, cửa tủ để chuột không thể xâm nhập từ bên ngoài vào. Khi đi ngủ nhớ mắc màn, chặn các góc thật kỹ để chuột không thể chui vào.
  • Bảo quản thức ăn sau khi ăn cẩn thận, hạn chế mùi đến lũ chuột để không thu hút thêm đồng bọn của chúng vào trong nhà.
  • Sử dụng găng tay cao su trong lúc dọn dẹp nhà cửa nếu có tiếng động lạ hoặc bạn phát hiện ra chuột. Không được dùng tay không bắt chuột. Hạn chế tiếp xúc với nước tiểu và phân chuột.

5. Những việc nên làm để tránh chuột vào nhà

  • Hạn chế chất đồ, trường hợp bất đắc dĩ thì hãy nhớ vệ sinh dọn dẹp thật kỹ nhé.
  • Dọn rác thường xuyên, chúng rất hay làm ổ trong đó. Khi dọn bạn nhớ cẩn thận để tránh chúng làm bạn bị thương.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm bài viết của chúng tôi nhé “Cách đuổi chuột ra khỏi xe máy (không dùng thuốc)”. Ở đây sẽ nói chi tiết hơn để bạn có thể bảo vệ xe cộ và nhà cửa khỏi lũ chuột.

Lời kết

Sau khi giải đáp tất tần tật về những câu hỏi:

  • Nguyên nhân nào dẫn đến chuột cắn?
  • Bị chuột cắn có sao không?
  • Cách xử lý khi bị chuột cắn

Guvi hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Với mong muốn không có ai phải phiền toái khi phải xử lý những vết thương do chuột cắn nữa.

Ngoài ra, bên Guvi cũng có dịch dọn dẹp theo giờ, nếu bạn không có thời gian cho việc dọn dẹp tổ ấm sạch sẽ, ngăn nắp. Giúp bạn không lo chuột đến quấy phá. Tham khảo thêm giúp việc nhà theo giờ nhé!


Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*